• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Biểu cảm về một loài cây em yêu

in Học Văn 7
0 0
0
Biểu cảm về một loài cây em yêu

Đề bài : Biểu cảm về một loài cây em yêu

Bài làm

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thủ đô thân yêu, ở thời điểm mà lũy trúc ngàn tre  có lẽ chỉ còn trong hoài niệm. Nhưng trong tôi luôn tràn đầy tình cảm yêu thương với loài tre vốn là biểu tượng cho tinh thần, khí phách  và sức mạnh của dân tộc Việt Nam ngàn đời.

Tình yêu của tôi đối với tre  khởi nguồn từ những bài học đầu tiên, từ câu kể lời ru  của bà, của mẹ. Trong tôi luôn văng vẳng lời thơ quen thuộc trong bài thơ  “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mỏng manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Cứ như thế, lớn dần theo năm tháng, ở tôi đã hình thành một thứ tình cảm đặc biệt đối với cây tre. Có lẽ bởi tre bởi tre thân thiết quá , tre gắn bó với người nhiều quá, tre là hiện thân cho tâm hồn, tình cảm, cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam mà tôi quý tre đến thế.

Đất nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau nhưng sắc tre xanh lại ghi dấu trong tôi những tình cảm thân thương nhất. Thân tre mọc thẳng, dáng tre cao vút kiên cường như người quân tử không bao giờ chịu khuất phục trước gian nan. Lá tre mỏng manh lắm, nhỏ nhẹ lắm nhưng cũng đủ làm chiếc ô khổng lồ tre mát cho bản làng, xóm thôn, ôm ấp nhịp sống bình yên cho con người. Dù thân gầy guộc, dù lá mong manh nhưng tre biết đoàn kết lại, biết mọc thành chùm, thành lũy  tạo nên một sức mạnh không gì tàn phá nổi. Tre không quản khó khăn, chẳng nản nghèo nàn, ở đâu tre cũng gắng mình vươn lên xanh tốt . Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Cũng vì thế mà tre được coi là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Tre gắn bó sâu sắc với đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người.  Từ thuở lọt lòng, ta đã sớm có nôi tre làm bạn. Tuổi thơ mỗi người lại lớn lên bằng những que chuyền đánh chắt bằng tre, thanh nan làm khung cho diều,…. Đến khi dựng vợ gả chồng nên duyên đôi lứa thì tre lại làm nhiệm vụ dựng nhà, dựng cửa, làm kèo làm cột, làm giường,….hòa hợp trong hạnh phúc nhân duyên. Tuổi già có chiếc điếu cày tre thì thật là hạnh phúc. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở đến cả phong tục,  tập quán ,… Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc trong mối tình thuỷ chung son sắt.

Tre đi sâu vào đời sống tinh thần của con người, làm giàu thêm đời sống ấy. Nhạc của trúc, của tre là khúc nhạc của đồng quê. Tre  góp mặt vào những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và tre còn là một trong những chất liệu quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc : đàn tơ rưng, sáo, kèn,… Tre còn là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tác thi ca . “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy hay “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới là những minh chứng rõ ràng cho điều ấy. Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Không biết tre có tự bao giờ, nhưng từ thời Hùng Vương thứ sáu tre đã đi vào truyền thuyết chống giặc ngoại xâm,  giữ gìn đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…” là như thế đó.

Dù năm tháng có đi qua, đất nước Việt Nam có ngày một một giàu mạnh hơn thì tôi vẫn tin rằng cây tre không bao giờ mất đi vị trí quan trọng của nó trong lòng mỗi người.  Hà Nội không có nhiều tre, tôi cũng không được sống gần gũi với bờ tre xanh, khói rơm, mái rạ. Nhưng chỉ với những gì tôi biết về tre cũng đủ nuôi dưỡng tình cảm của tôi dành cho tre sống mãi . Bởi tôi coi tre là bạn, là bóng mát,là khúc nhạc tâm tình, là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

 

Chủ đề: Bài văn biểu cảm về loài cây em yêu cây phượngBiểu cảm về cây phượngBiểu cảm về cây xoàiĐoạn văn cảm nghĩ về loài cây em yêu lớp 7Loài cây em yêu lớp 7 cây phượngLoài cây em yêu ngắn gọnNêu cảm xúc của em về một loài câyViết đoạn văn về loài cây em yêu lớp 7

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiện trang bạo hành trẻ em
Học Văn 7

Bạo hành trẻ em (hiện trạng bạo hành trẻ em)

Tóm tắt văn bản Đi lấy mật
Học Văn 7

Tóm tắt văn bản “Đi lấy mật” mới nhất

Tóm tắt văn bản cây khế
Học Văn 7

Tóm tắt văn bản Cây khế

Tóm tắt văn bản Thánh Gióng
Học Văn 7

Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

Tóm tắt văn bản Thạch Sanh
Học Văn 7

Tóm tắt văn bản Thạch Sanh

Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
Học Văn 7

Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi (sách KNTT)

Bài viết mới
Kể về một buổi tối thứ bảy của gia đình em

Kể về một buổi tối thứ bảy của gia đình em

Hình ảnh người nông dân Việt Nam qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu

Hình ảnh người nông dân Việt Nam qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghị luận xã hội về uống nước nhớ nguồn

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận xã hội về “Uống nước nhớ nguồn”

Nhà thơ Sương Nguyệt Anh

Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt Nam

Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.

Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Hành trình nỗi nhớ trong bài thơ Bếp Lửa

Hành trình của nỗi nhớ thể hiện qua Bếp lửa

Viết đoạn văn 200 chữ về nghị lực sống

Viết đoạn văn 200 chữ về nghị lực sống

Cảm nhận khổ 4,5,6 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Cảm nhận khổ 4,5,6 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Ca dao là tiếng hát ngợi ca tình cảm gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước”

Ca dao là tiếng hát ngợi ca tình cảm gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước”

Nghị luận về tính kiêu ngạo

Nghị luận về tính kiêu ngạo

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In