Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến.
I.Mở bài
Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, ta sẽ chỉ như ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ. Tình cảm trong chiến tranh, trong những mưa bom bão đạn, những khói lửa mịt mù lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai của cuộc chiến. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không gì khác chính là tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu đã viết về tình cảm cao đẹp ấy, đồng thời tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh người lính chống Pháp, qua bài thơ “Đồng chí” của ông. Bàn về bài thơ này, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Thân bài
1.Giới thiệu khái quát về bài thơ
Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu bị ốm nặng được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm long của người đồng đội đó, ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp- tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ.
2.Chứng minh nhận định
2.1.Giải thích nhận định: Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ Đồng chí. Bức tượng đài tráng lệ là hình ảnh của những người lính được khắc họa rực rỡ, đẹp đẽ, cao cả và thiêng liêng.
2.2. Chứng minh nhận định:
a/ Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ nói về cơ sở hình thành tình đồng chí:
– Những người lính có xuất thân nghèo khổ. Họ đều là những người nông dân từ đồng bằng ven biển, từ miền núi có nhiều khó khăn, gian khổ.
– Người lính có chung lí tưởng chiến đấu cao đẹp. Dù ở mọi phương trời khác nhau, nhưng họ nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà lên đường chiến đấu.
– Người lính có chung hoàn cảnh sống và chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu, đêm rét chung chăn. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, họ vẫn kề vai, sát cánh bên nhau, để từ xa lạ, đến quan nhau, thành tri kỉ và đòng chí.
– Kết thúc khổ thơ là một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc: Đồng chí!
b/ Vẻ đẹp rực rõ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:
– Họ cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê : nhớ ruộng nương, lo cảnh gian nhà không nghèo khổ. Từ “ mặc kệ” chỉ thái độ cương quyết, quyết tâm lên đường ra đi. Không cần phải nói ra, nhưng họ hiểu cảm xúc của nhau
– Người lính cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm. Tác giả khắc họa hình ảnh người lính bằng bút pháp hiện thực, những hình ảnh thơ song hành, đối nhau: áo rách vai/ chân không giày…Dù khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn vượt lên, kiên cường chiến đấu bằng tình đồng chí, đồng đội sâu sắc: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đó là cái nắm tay để san sẻ khó khăn, động viên nhau bằng tình đồng chí gắn bó keo sơn.
c/ Vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí được thể hiện thật lãng mạn khi họ sát cánh bên nhau canh gác:
– Những người lính canh gác trong không gian, thời gian khắc nghiệt: đêm, rừng hoang, sương muối.
– Họ sát cánh bên nhau vì cùng chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.
– Hình ảnh người lính cao đẹp, thiêng liêng được kết tinh trong hình ảnh thơ rất đẹp: đầu súng trăng treo. Đó là bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hiện thực, vừa là tinh thần thép của những người lính, vừa là tâm hồn thi sĩ lãng mạn.
3.Đánh giá
– Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang. Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng, như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng không bao giờ tắt, ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh.
III .Kết bài
Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Nó đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được. Và phải chắng chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử, “Đồng chí” của Chính Hữu vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.
🔻 Xem thêm: