Đề bài: Có ý kiến cho rằng “Ca dao là tiếng hát ngợi ca tình cảm gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước”. Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
1.Mở bài
Ca dao là dòng sữa ngọt ngào là cây đàn muôn điệu. Ngay từ thuở nằm trong nôi, ta đã từng cảm nhận cái hay cái đẹp của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ lời ca dao ấy. Ca dao Việt Nam thẫm đẫm tình yêu thương và tâm hồn người Việt Nam. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.”
- Thân bài: Triển khai các luận điểm phụ
- Luận điểm 1: Trước hết ca dao là hát yêu thương về tình cảm gia đình.
- Tình cảm của con cháu đối với ông bà tổ tiên
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Hành động ngó lên bày tỏ sự tôn kính, ngưỡng vọng khi nhớ về ông bà, tổ tiên. Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp so sánh rất quen thuộc trong ca dao:so sánh “nuộc lạt” một sự vật bình thường, gần gũi, gắn với nếp nhà xưa, với ngôi nhà kỉ niệm của bao đời, với hình ảnh của ông bà, làm cho nỗi nhíơ ông bà da diết, trĩu nặng, không một phút nào nguôi, đồng thời cho thấy lòng biết ơn sâu nặng đối với ông bà tổ tiên. Bài ca dao thay cho lời tưởng niệm tổ tiên của những người con, người cháu hiếu thảo.
- Luận cứ 2: Tình mẫu tử sâu nặng, tình cha con thắm thiết
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Bài ca dao là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon lành, đồng thời nhắc nhở công lao của cha mẹ và bổn phận làm con. Cái hay trong cách nói: người mẹ so sánh với công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ với con cao như núi ngất trời, rộng như nước biển Đông. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng được so sánh với những sự vật cụ thể: núi cao, biển rộng. Những sự vật này biểu tượng cho sự to lớn, cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những hình ảnh to lớn, cao rộng, không cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn được công ơn sinh thành nuối nấng của cha mẹ. Núi cao biển rộng không thể đo được cũng như công lao cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được, đo đếm được. Cách dùng thành ngữ “ cù lao chín chữ ” kín đáo nói về bao hi sinh gian nan, vất vả, để nuôi con khôn lớn của cha mẹ càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng của câu thơ như một lời gọi tha thiết nhắc nhở thái độ, hành động của con cái, nhắc nhở bộn phận làm con. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã tạo nhiều liên tưởng suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Việt Nam.
- Luận cứ 3: Tình cảm con cái với cha mẹ, cảm động nhất vẫn là lời người con gái lấy chồng xa
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
Âm điệu câu ca dao cất lên nghe buồn da diết. Cách mượn không gian, thời gian: Mượn thời gian ban chiều để biểu đạt nỗi thương là một cách nói thật hay. Chiều hôm là thời điểm sự đoàn tụ. Chim về rừng, thuyền về bến, con trở về với mái ấm gia đình. Đó là thời khắc gợi bao buồn, nhớ thương trong lòng người. Nhưng không phải là một chiều mà là “ chiều chiều”. Bằng cách điệp từ “ chiều chiều” tác giả dân gian đã gợi lên trước mắt ta một thời gian tiếp nối, triền miên, lê thê. Không phải là một chiều mà là nhiều chiều, chiều nào cũng vậy. Càng làm cho nỗi nhớ tăng lên chất chứa trong lòng cô gái. Ngõ sau là một không gian vắng vẻ, quạnh hiu, kín đáo ở làng quê Việt xưa, là nơi ít người qua lại, rất hợp với tâm trạng cô đơn, buồn bã, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái đi lấy chỗng xa. Chính trong thời gian, không gian ấy, người con gái trông về quê mẹ nghìn trùng xa vồi vợi với tâm trạng đau đớn, tái tê như đứt từng khúc ruột. Đây là nỗi niềm chung của những người con gái đi lấy chồng trong xã hội phong kiến.
- Luận cứ 4: Tình cảm anh em gắn bó, chia sẻ ngọt bùi, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy,”
Hai câu đầu là một định nghĩa sâu sắc về tình anh em. Điệp từ “cùng” kết hợp với các từ ngữ “chung bác mẹ”, “một nhà” làm nổi bật sự gắn bó anh em. Anh em là cùng một gia đình, cùng một người sinh ra, cùng hưởng sung sướng, cùng chung hoạn nạn. Lời thơ nôm na, giản dị ấy đã khẳng định: Tình cảm anh em là tình cảm ruột thiạt, thiêng liêng, gắn bó. Bài ca dao còn hay bởi cách so sánh: “Anh em như thể tay chân”. Từ mối quan hệ tay chân, người xưa giúp ta thấy được mối quan hệ máu thịt, không thể tách rời của anh em. Đồng thời, nhắc nhở anh em phải hoà thuận, thương yêu nhau, hạnh phúc cùng hưởng, đắng cay cùng chịu.
Đánh giá khái quát: Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn để hình thành nên những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp khác. Qua những bài ca dao trên, ta phàn nào thấy được truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thấy được nhân dân ta ân tình, ân nghĩa đến nhường nào.
- Luận điểm 2: Ca dao không chỉ có tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình mà còn là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.
* Khái quát: Từ cực Bắc đến đất Mũi Cà Mau – mảnh đât tận cùng của tổ quốc, đi tới đâu ta cũng bắt gặp những danh lam thắng cảnh của đất nước. Những cảnh đẹp ấy do thiên nhiên ban tặng và do con người tạo dựng nên. Những danh lam thắng cảnh ấy đã soi bóng vào ca dao làm nên những vần thơ tuyệt đẹp.
Luận cứ 1: Vẻ đẹp cánh đồng quê no ấm, trù phú
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai”
Bài ca dao là lời cô thôn nữ nói với mọi người về vẻ đẹp của cánh đồng quê trong buổi nắng mai, diễn tả niềm vui, tâm trạng vui tươi, yêu đời, tự hào, sung sướng, tràn đấy sức sống của mình khi đứng trước cánh đồng quê ấy. Hai câu đầu sử dụng thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc câu dài kết hợp với điệp từ “bát ngát, mênh mông” và đảo ngữ nhằm đưa lại cho ta cảm nhận sự rộng lớn khôn cùng, bao la, bát ngát, xanh ngắt một màu, trù phú của những cánh đồng quê. Những cánh đồng ở đây chỉ rộng lớn mà còn xa, dài, tít tắp đến tận chân trời. Những cánh đồng ấy rất đẹp, rất nên thơ và đầy sức sống. Câu thơ không tả màu xanh, những ta vẫn hình dung một màu xanh tươi của lúa, ngô, khoai, sắn … trải dài tít tắp dưới sự chăm sóc, vun xới của con người. Nổi bật trên bức tranh đồng quê ấy là hình ảnh cô thôn nữ. Cách dùng từ “thân em” ở đây thật độc đáo, không gợi sự tủi hờn, đắng cay, xót xa trăm bề của người phụ nữ như trong các bài ca dao khác mà “thân em” lại được cất lên như tiếng reo vui, tự hào, kiêu hãnh. “Thân em” được so sánh với cây lúa đang độ làm đòng tươi non, mơn mởn, căng đầy sức sống, căng tràn nhựa sống, đang độ sung sức nhất, hứa hẹn một mùa bội thu. Cách so sánh này làm nổi bật hình ảnh cô thôn nữ duyên dáng, xinh tươi, khoe khoắn, sức sống tươi trẻ dào dạt tuôn trào. Hình ảnh cô thôn nữ đã tạ nên cái hồn cho bức tranh, làm cho bức tranh trở nên sống động, hài hòa. Hình ảnh này còn muốn khắc đậm vẻ đẹp người phụ nữ làm chủ ruộng đồng, làm chủ cuộc đời. Rõ ràng, bức tranh đã điểm tô cho vẻ đẹp thanh bình của quê hương, đất nước.
Luận cứ 2: Vẻ đẹp những địa danh
“- ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
…
ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
… ”
Bài ca dao là lời của chàng trai, cô gái hát về miền quê bắc bộ. Chàng trai hỏi về những địa danh Bắc Bộ nổi tiếng về địa lí, lịch sử, văn hoá. Với những địa danh ấy, chàng chọn những nét tiêu biểu nhất. Điều đó cho thấy, chàng rất hiểu về địa lí, lịch sử, văn hoá miền quê ấy. Phải có tình yêu tha thiết với quê hương thì mới có thể nói về nó một cách đầy tinh tế như vậy. Lời đối đáp của cô gái cũng đầy thông minh, sắc sảo, chất chứa niềm tự hào về những địa danh được nhắc đến. Vẻ đẹp của miền quê Bắc Bộ là vẻ đẹp về thành quách, đền đài, núi sông: sông Lục Đầu gắn với chiến thắng của Trần Hưng Đạo, Hà Nội nổi tiếng với Năm Cửa Ô … Bài ca dao cho thấy non sông, đất nước tươi đẹp gắn liền với bao kì tích, với những trang huyền thoại tuyệt đẹp, gợi bao niềm yêu mến, gắnbó và kiêu hãnh, tự hào.
Đánh giá khái quát: Ca bài ca dao trên đều ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước với những đặc điểm lịch sử, văn hoá nổi bật của những vùng đất miền quê. Qua đó, bày tỏ niềm tự hào, yêu mến, gắn bó đối với những vùng đất, miền quê tươi đẹp ấy. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động đối với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người, là nguồn cảm hứng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ.
- Kết bài:
– Khẳng định lại nhận định trên là đúng đắn, sâu sắc
– Mở rộng liên hệ, khẳng định sức sống của những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
”. Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
1.Mở bài
Ca dao là dòng sữa ngọt ngào là cây đàn muôn điệu. Ngay từ thuở nằm trong nôi, ta đã từng cảm nhận cái hay cái đẹp của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ lời ca dao ấy. Ca dao Việt Nam thẫm đẫm tình yêu thương và tâm hồn người Việt Nam. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.”
2/ Thân bài: Triển khai các luận điểm phụ
a/ Luận điểm 1: Trước hết ca dao là hát yêu thương về tình cảm gia đình.
Luận cứ 1 : Tình cảm của con cháu đối với ông bà tổ tiên
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Hành động ngó lên bày tỏ sự tôn kính, ngưỡng vọng khi nhớ về ông bà, tổ tiên. Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp so sánh rất quen thuộc trong ca dao:so sánh “nuộc lạt” một sự vật bình thường, gần gũi, gắn với nếp nhà xưa, với ngôi nhà kỉ niệm của bao đời, với hình ảnh của ông bà, làm cho nỗi nhíơ ông bà da diết, trĩu nặng, không một phút nào nguôi, đồng thời cho thấy lòng biết ơn sâu nặng đối với ông bà tổ tiên. Bài ca dao thay cho lời tưởng niệm tổ tiên của những người con, người cháu hiếu thảo.
Luận cứ 2: Tình mẫu tử sâu nặng, tình cha con thắm thiết
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Bài ca dao là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon lành, đồng thời nhắc nhở công lao của cha mẹ và bổn phận làm con. Cái hay trong cách nói: người mẹ so sánh với công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ với con cao như núi ngất trời, rộng như nước biển Đông. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng được so sánh với những sự vật cụ thể: núi cao, biển rộng. Những sự vật này biểu tượng cho sự to lớn, cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những hình ảnh to lớn, cao rộng, không cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn được công ơn sinh thành nuối nấng của cha mẹ. Núi cao biển rộng không thể đo được cũng như công lao cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được, đo đếm được. Cách dùng thành ngữ “ cù lao chín chữ ” kín đáo nói về bao hi sinh gian nan, vất vả, để nuôi con khôn lớn của cha mẹ càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng của câu thơ như một lời gọi tha thiết nhắc nhở thái độ, hành động của con cái, nhắc nhở bộn phận làm con. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã tạo nhiều liên tưởng suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Việt Nam.
Luận cứ 3: Tình cảm con cái với cha mẹ, cảm động nhất vẫn là lời người con gái lấy chồng xa
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
Âm điệu câu ca dao cất lên nghe buồn da diết. Cách mượn không gian, thời gian: Mượn thời gian ban chiều để biểu đạt nỗi thương là một cách nói thật hay. Chiều hôm là thời điểm sự đoàn tụ. Chim về rừng, thuyền về bến, con trở về với mái ấm gia đình. Đó là thời khắc gợi bao buồn, nhớ thương trong lòng người. Nhưng không phải là một chiều mà là “ chiều chiều”. Bằng cách điệp từ “ chiều chiều” tác giả dân gian đã gợi lên trước mắt ta một thời gian tiếp nối, triền miên, lê thê. Không phải là một chiều mà là nhiều chiều, chiều nào cũng vậy. Càng làm cho nỗi nhớ tăng lên chất chứa trong lòng cô gái. Ngõ sau là một không gian vắng vẻ, quạnh hiu, kín đáo ở làng quê Việt xưa, là nơi ít người qua lại, rất hợp với tâm trạng cô đơn, buồn bã, không biết chia sẻ cùng ai của người con gái đi lấy chỗng xa. Chính trong thời gian, không gian ấy, người con gái trông về quê mẹ nghìn trùng xa vồi vợi với tâm trạng đau đớn, tái tê như đứt từng khúc ruột. Đây là nỗi niềm chung của những người con gái đi lấy chồng trong xã hội phong kiến.
Luận cứ 4: Tình cảm anh em gắn bó, chia sẻ ngọt bùi, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy,”
Hai câu đầu là một định nghĩa sâu sắc về tình anh em. Điệp từ “cùng” kết hợp với các từ ngữ “chung bác mẹ”, “một nhà” làm nổi bật sự gắn bó anh em. Anh em là cùng một gia đình, cùng một người sinh ra, cùng hưởng sung sướng, cùng chung hoạn nạn. Lời thơ nôm na, giản dị ấy đã khẳng định: Tình cảm anh em là tình cảm ruột thiạt, thiêng liêng, gắn bó. Bài ca dao còn hay bởi cách so sánh: “Anh em như thể tay chân”. Từ mối quan hệ tay chân, người xưa giúp ta thấy được mối quan hệ máu thịt, không thể tách rời của anh em. Đồng thời, nhắc nhở anh em phải hoà thuận, thương yêu nhau, hạnh phúc cùng hưởng, đắng cay cùng chịu.
Đánh giá khái quát: Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, là cội nguồn để hình thành nên những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp khác. Qua những bài ca dao trên, ta phàn nào thấy được truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thấy được nhân dân ta ân tình, ân nghĩa đến nhường nào.
b/ Luận điểm 2: Ca dao không chỉ có tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình mà còn là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.
* Khái quát: Từ cực Bắc đến đất Mũi Cà Mau – mảnh đât tận cùng của tổ quốc, đi tới đâu ta cũng bắt gặp những danh lam thắng cảnh của đất nước. Những cảnh đẹp ấy do thiên nhiên ban tặng và do con người tạo dựng nên. Những danh lam thắng cảnh ấy đã soi bóng vào ca dao làm nên những vần thơ tuyệt đẹp.
Luận cứ 1: Vẻ đẹp cánh đồng quê no ấm, trù phú
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai”
Bài ca dao là lời cô thôn nữ nói với mọi người về vẻ đẹp của cánh đồng quê trong buổi nắng mai, diễn tả niềm vui, tâm trạng vui tươi, yêu đời, tự hào, sung sướng, tràn đấy sức sống của mình khi đứng trước cánh đồng quê ấy. Hai câu đầu sử dụng thể thơ lục bát biến thể, cấu trúc câu dài kết hợp với điệp từ “bát ngát, mênh mông” và đảo ngữ nhằm đưa lại cho ta cảm nhận sự rộng lớn khôn cùng, bao la, bát ngát, xanh ngắt một màu, trù phú của những cánh đồng quê. Những cánh đồng ở đây chỉ rộng lớn mà còn xa, dài, tít tắp đến tận chân trời. Những cánh đồng ấy rất đẹp, rất nên thơ và đầy sức sống. Câu thơ không tả màu xanh, những ta vẫn hình dung một màu xanh tươi của lúa, ngô, khoai, sắn … trải dài tít tắp dưới sự chăm sóc, vun xới của con người. Nổi bật trên bức tranh đồng quê ấy là hình ảnh cô thôn nữ. Cách dùng từ “thân em” ở đây thật độc đáo, không gợi sự tủi hờn, đắng cay, xót xa trăm bề của người phụ nữ như trong các bài ca dao khác mà “thân em” lại được cất lên như tiếng reo vui, tự hào, kiêu hãnh. “Thân em” được so sánh với cây lúa đang độ làm đòng tươi non, mơn mởn, căng đầy sức sống, căng tràn nhựa sống, đang độ sung sức nhất, hứa hẹn một mùa bội thu. Cách so sánh này làm nổi bật hình ảnh cô thôn nữ duyên dáng, xinh tươi, khoe khoắn, sức sống tươi trẻ dào dạt tuôn trào. Hình ảnh cô thôn nữ đã tạ nên cái hồn cho bức tranh, làm cho bức tranh trở nên sống động, hài hòa. Hình ảnh này còn muốn khắc đậm vẻ đẹp người phụ nữ làm chủ ruộng đồng, làm chủ cuộc đời. Rõ ràng, bức tranh đã điểm tô cho vẻ đẹp thanh bình của quê hương, đất nước.
Luận cứ 2: Vẻ đẹp những địa danh
“- ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
…
ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
… ”
Bài ca dao là lời của chàng trai, cô gái hát về miền quê bắc bộ. Chàng trai hỏi về những địa danh Bắc Bộ nổi tiếng về địa lí, lịch sử, văn hoá. Với những địa danh ấy, chàng chọn những nét tiêu biểu nhất. Điều đó cho thấy, chàng rất hiểu về địa lí, lịch sử, văn hoá miền quê ấy. Phải có tình yêu tha thiết với quê hương thì mới có thể nói về nó một cách đầy tinh tế như vậy. Lời đối đáp của cô gái cũng đầy thông minh, sắc sảo, chất chứa niềm tự hào về những địa danh được nhắc đến. Vẻ đẹp của miền quê Bắc Bộ là vẻ đẹp về thành quách, đền đài, núi sông: sông Lục Đầu gắn với chiến thắng của Trần Hưng Đạo, Hà Nội nổi tiếng với Năm Cửa Ô … Bài ca dao cho thấy non sông, đất nước tươi đẹp gắn liền với bao kì tích, với những trang huyền thoại tuyệt đẹp, gợi bao niềm yêu mến, gắnbó và kiêu hãnh, tự hào.
c/ Đánh giá khái quát: Ca bài ca dao trên đều ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước với những đặc điểm lịch sử, văn hoá nổi bật của những vùng đất miền quê. Qua đó, bày tỏ niềm tự hào, yêu mến, gắn bó đối với những vùng đất, miền quê tươi đẹp ấy. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động đối với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người, là nguồn cảm hứng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ.
3/ Kết bài:
– Khẳng định lại nhận định trên là đúng đắn, sâu sắc
– Mở rộng liên hệ, khẳng định sức sống của những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
Discussion about this post