• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Cách viết bài cảm thụ thơ, văn

in Học Văn 6, Học Văn 7, Học Văn 8, Học Văn 9
0 0
0
Cách viết bài cảm thụ thơ, văn

Cách viết bài cảm thụ thơ, văn

Tóm tắt nội dung

  • I. Yêu cầu cần đạt:
  • II. Các bước làm bài tập cảm thụ tác phẩm thơ, văn:
  • III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. Yêu cầu cần đạt:

– Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ, hiệu quả biểu đạt mà các nghệ thuật đó mang lại; chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ.
– Diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình, văn phong trong sáng, rành mạch.

II. Các bước làm bài tập cảm thụ tác phẩm thơ, văn:

Bước 1:
– Đọc kĩ đề, nắm vững yêu cầu của đề bài.
– Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật.
Bước 2:
– Xác định rõ nội dung và nghệ thuật.
– Tìm ý, tiêu đề nội dung của mỗi ý.
Bước 3:
– Lập dàn ý cho đoạn văn/ bài văn.
– Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ. Dự kiến nêu cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá. Chẳng hạn:
+ Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh.
+ Khi phát hiện phép nhân hóa, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hóa, nhờ từ ngữ nào, qua đó đặc điểm của sự vật được nhân hóa hiện lên như thế nào?
+ Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt, ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn nói tới.
+ trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ, hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.
Bước 4: Viết đoạn văn / bài văn theo yêu cầu của đề.
Đoạn văn/ bài văn cần đáp ứng các nội dung sau:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của đoạn thơ, đoạn văn, trích dẫn lại (nếu có thể).
– Phân tích các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng (biện pháp tu từ gì? ở hình ảnh nào? giá trị biểu đạt của các phép tu từ đó?)
– Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật, cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Đề bài : Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
2. Hướng dẫn gợi ý
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung:
– Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê hương.
– Nghê thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, sử dụng từ ngữ gợi tả.
Bước 2: Tìm ý – xác định cụ thể các hình tượng nghệ thuật:
– Ý 1: Hai câu thơ đầu : nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.
* Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác:
+ Từ ngữ gợi tả màu sắc “xanh biếc”
+ Động từ “có”
+ Ẩn dụ “nước gương trong”
+ Nhân hóa “soi tóc những hàng tre”
– Ý 2 : Hai câu cuối đoạn : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương:
* Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác:
+ So sánh khẳng đinh “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
+ Động từ “tỏa”
+ Từ láy “lấp loáng”
+ Hình ảnh “buổi trưa hè”
Bước 3: Lập dàn ý:
Ý 1: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương
– Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
– Tính từ gợi tả màu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đẹp, đậm, ánh lên dưới ánh mặt trời.
– Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong ” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ.
– Nghệ thuật nhân hóa gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng, đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương.
– Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng, thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ niềm tự hào, yêu mến con sông.
Ý 2: Tình cảm của nhà thơ với con sông.
– “Tâm hồn tôi” – một khái niệm trừu tượng được so sánh với “buổi trưa hè”.
– “Buổi trưa hè” nóng bỏng đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ. So sánh khẳng định “là” đã thể hiện “tâm hồn tôi” và “buổi trưa hè” có sự hòa nhập thành một.
– Động từ “tỏa” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan tỏa khắp sông, bao trọn dòng sông.
– Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông lấp loáng như dát bạc, dát vàng, dòng sông trong truyện cổ tích.
Bước 4: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Chủ đề: 90 bài cảm thụ văn học lớp 490 bài cảm thụ văn học lớp 5Các bước cảm thụ văn học lớp 4Cách viết bài văn cảm thụ lớp 6Cách viết cảm thụ văn học lớp 5Cách viết văn cảm thụNhững bài văn cảm thụ hay lớp 7Những bài văn cảm thụ lớp 6

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác của Thanh Hải
Học Văn 9

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác của Thanh Hải

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng
Học Văn 9

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng

Bài văn "Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách"
Học Văn 9

Bài văn “Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách”

Phân tích 2 khổ thơ đầu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
Học Văn 9

Phân tích 2 khổ thơ đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Chứng minh "Ánh trăng" là lời nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
Học Văn 9

Chứng minh “Ánh trăng” là lời nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích "Chiếc lược ngà"
Học Văn 9

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích “Chiếc lược ngà”

Bài viết mới
NLXH 200 chữ "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

NLXH 200 chữ "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích "Chiếc lược ngà"

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích "Chiếc lược ngà"

NLXH 200 chữ "Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả"

NLXH 200 chữ "Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảm nhận ba khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”

Cảm nhận ba khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”

NLXH 200 chữ "Bàn về tính quyết đoán trong cuộc sống mỗi người"

NLXH 200 chữ “Bàn về tính quyết đoán trong cuộc sống mỗi người”

Cách viết giấy giới thiệu, mẫu giấy giới thiệu

Cách viết giấy giới thiệu, mẫu giấy giới thiệu

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài tràng giang

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận

Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ

Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ

Tóm tắt văn bản Đi lấy mật

Tóm tắt văn bản “Đi lấy mật” mới nhất

Nghị luận về tính kiêu ngạo

Nghị luận về tính kiêu ngạo

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong khổ thơ 7,8 Tây Tiến

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong khổ thơ 7,8 Tây Tiến – Quang Dũng

Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu”

Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu”

Kể lại một buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa tại trường.

Kể lại một buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa tại trường

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version