Những yêu cầu trong thang điểm của Bộ GD & ĐT
– Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 điểm diễn dịch, quy nạp, t-p-h,…
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm đọc kĩ câu chữ trong đề bài
– Triển khai vẫn đề cần nghị luận: 1,0 điểm viết xoáy vào trọng tâm
– Chuẩn ngữ pháp, chính tả: 0,25 điểm tránh viết tắt, chuẫn ngữ – nghĩa
– Sáng tạo: 0,25 điểm diễn đạt mới mẻ, sâu sắc
Một đoạn văn 200 chữ cần đáp ứng các tiêu chí sau:
HÌNH THỨC:
•Bắt đầu bằng chỗ lùi đầu dòng
•Kết thúc bằng dấu chầm xuống dòng
•Khoảng 20 – 25 dòng giấy thi
•Tổ chức đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp, tổng − phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
NỘI DUNG:
*Diễn tả trọn vẹn một ý, làm rõ chủ đề
*Trả lời trực tiếp xoáy vào câu hỏi trong đề bài
*Tránh ôm đồm, lan man, dài dòng
THỜI GIAN LÀM BÀI
Số dòng cần viết: 20 – 25 dòng
Thời gian cần dùng: 20 – 25 phút
MẪU: Cấu trúc đoạn tổng – phân – hợp cho một vấn đề nhân văn:
-Sự trải nghiệm để trưởng thành
-Trách nhiệm của người trẻ với cộng đồng Khẳng định giá trị bản thân
-Ước mơ, hạnh phúc, hy vọng, sự thấu cảm
-Bản lĩnh, ý chí, nghị lực
-Điều cần chuẩn bị khi gặp trở ngại ở tương lai
MỞ ĐOẠN
Viết một câu chủ đề chứa từ khoá của đề bài
Khoảng 2 đến 3 dòng
THÂN ĐOẠN
Lựa chọn vận dụng một vài thao tác cần thiết (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,…) cho đoạn văn
Nếu có khái niệm thì giải thích ngắn gọn
Bàn luận bằng cách xoáy trực tiếp vào vấn đề cần nghị luận ở hai mặt: nhận thức
(ý nghĩa gì, tác dụng gì đối với bản thân và xã hội) + hành động (mọi người và chính mình cần làm gì)
Lựa chọn một cái tên, một câu danh ngôn tiêu biểu và phù hợp làm dẫn chứng. Viết khoảng 20 dòng
KẾT ĐOẠN
Viết câu đánh giá khái quát lại và nâng cao vấn đề
Khoảng 2 đến 3 dòng
Discussion about this post