Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay. Chúng ta thường chú trọng phần nội dung (thân bài), tuy nhiên mở bài và kết bài cũng khá quan trọng. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận. Kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Trong các kỳ thi, học sinh thương mắc các lỗi như:
– Không viết kết bài vì hết giờ
– Kết bài kiểu đơn điệu
– Kết bài không chốt được vấn đề cần nghị luận
Tầm quan trọng của kết bài:
– Tạo dư âm cho bài viết
– Đúc kết, thâu tóm vấn đề
– Mở ra hướng suy nghĩ mới
Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng cho người đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận.
Một số mẹo viết kết bài:
– Chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài
– Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải “mở ra” – khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc.
– Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dự ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.
Mẹo nào khi sắp hết giờ mà vẫn chưa viết kết bài?
– Tình thế cấp bách – áp lực tâm lý: chỉ còn 5 phút
– Không thể trau chuốt: đầu voi — đuôi chuột
– Gỡ gạc kiểu “có còn hơn không” gây mất thiện cảm
Hãy viết kết bài theo cách của bạn
– Dẫn vào bằng một câu lí luận hay
– Luôn nhắc lại tên tác giả – tác phẩm
– Chốt ý của đề
– Thêm vào vài câu thơ hay
Một số kết bài mẫu có thể áp dụng cho nhiều bài văn Nghị luận văn học:
KẾT BÀI 1
Hemingway từng nói: tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có ……. của ……. Cảm ơn…… vì đã “cắm một cây sào sáng tạo” vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đưa tác phẩm ……. – một tác phẩm của lòng nhân, của đức tin, của giá trị sống và của……….. về phía những con người chân thiện, để chúng ta hiểu rằng ….. Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như những đám may ngũ sắc ngủ trên đầu
KẾT BÀI 2
Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homeros cho đến Kinh thi, từ ca dao cho đến thơ ca Việt Nam hiện đại, văn chương luôn có một sức đồng cảm mãnh liệt và quãng đại nó ra đời giữa những vui buồn của đời sống, cất lên những mái rạ, bờ tre, giếng nước, gốc đa, sân đình; hoài thai từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay. Văn chương ấy sẽ cùng đồng hành với con người cho đến ngày tận thế. Và tác phẩm …… của …….. cũng sẽ cùng chúng ta băng qua hôm qua, hôm nay và cả những ngày tháng rộng dài phía trước. Tựa như người bộ hành trân quý những giọt nước trên sa mạc, càng trân quý biết mấy khi người đọc tìm thấy trong sâu thẳm câu chữ của tác phẩm ……. là thông điệp:
KẾT BÀI 3
Trước sự ra đi mãi mãi của một nhà văn, ta nghĩ đến sự bất tử của một ngòi bút. Như những ngôi sao băng đã kịp lóe rạng một lần trước khi lịm tắt, bằng tác phẩm văn học người nghệ sĩ chân chính đã để lại cho bạn đọc một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Đời xa, không ai thấy mặt nhà văn/ nhà thơ nhưng khi xem văn/ thơ liền thấy lòng của họ. Quy luật văn chương vốn nghiệt ngã nhưng chắc chắn sẽ vẫn có những nghệ sĩ được đền đáp xứng đáng với tài năng và tâm huyết của mình. Và sự đền đáp lớn lao nhất chính là khi tác phẩm của họ được sống mãi trong trái tim người đọc với tất cả trân quý. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian,…. của…. sẽ mãi đi cùng năm tháng vì nó nhắc cho ta nhớ ……
KẾT BÀI 4
Ai đó đã từng nói: “Viết hay là không nói hết”. Nhà văn phải là người trao cho độc giả chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa đi vào tác phẩm. Tiếp nhận, cảm thụ văn học chính là sống hết mình với nó, rung động tận độ với tác phẩm, vừa đắm mình trong thế giới nghệ thuật của nhà văn vừa tỉnh táo lí trí lắng nghe tiếng nói của tác giả, xem xét tác phẩm nhiều phương diện như đang cầm trên tay một khối vuông ru bích mà xoay nó theo nhiều chiều. Ở mỗi góc độ ta lại khám phá ra những nội dung mới lạ. Trên đây là nhưng chân cảm của một người trẻ về…. của …. chỉ mong nhận được sự rung cảm và đồng điệu của người đọc, để nhớ mãi:…….
KẾT BÀI 5
Văn chương/ thi ca ra đời để thực thi sứ mệnh giúp nhân loại nhìn thấy được những “rạng đông sáng ngời” ẩn giấu nơi ngõ ngách nào đó của cõi trần. Âm điệu của văn chương chính là hợp xướng của dàn đồng ca nhiệm màu về tình yêu thương chạm khẽ đến ngưỡng rung động vĩnh hằng, là tiếng hát ngân vang của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, nơi người nghệ sĩ gửi gắm những bồi hồi, xao xuyến của một linh hồn đa cảm trước cuộc đời. Tình và tư tưởng trong văn như gió ngày xuân, như nắng hạ sang, như trận mưa cuối thu, như hoa tuyết giữa trời đông. Ta dùng đôi mắt để nhìn, dùng trái tim để cảm. Sẽ có một hôm nào như hôm nay, ta thấy lòng mình cháy rực khi ngồi đọc những trang sách của . Tuyệt bút…….. sẽ còn theo ta vào giấc mơ đêm nay, giấc mơ có ………..
KẾT BÀI 6
Homeros – cha đẻ của thi ca Hy Lạp cổ đại sau khi tạo ra hai thiên sử thi vĩ đại “lliat
và “Odise” đã nói: “Một mũi tên và một ngòi bút đều có thể đâm xuyên qua trái tim của con người”. Mũi tên làm tim ta rỉ máu, còn ngùi bút làm tim ta rộng mở. Tin rằng, trái tim mình hôm nay rộng lớn hơn khi thấm vào trong đó là câu chữ của……… Nghe đi kìa, tiếng đồng vọng của……..
KẾT BÀI 7
Haruki Murakami – một văn sĩ người Nhật, cha đẻ của cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất thể kỉ XX – Rừng Na Uy đã chia sẻ rằng: “Con người chúng ta có thể lấy kí ức làm nhiên liệu để mà sống”. Vì thế những thương nhớ trong tâm hồn nghệ sĩ khi dư đầy cũng sẽ hóa thành Thánh ca, thành thi ca. Phần đời rất dài còn lại của sau này, tôi biết mình sẽ không thể quên…………. của …………..
Thảo luận về bài viết này