• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác – Viễn Phương

in Học Văn 9
0 0
0
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Tóm tắt nội dung

  • I. Mở bài:
  • II. Thân bài:
    • a. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:
    • b. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:
  • III. Kết bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn

– “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 1 và thứ 2 của bài thơ.

– Đoạn thơ giới thiệu hoàn cảnh ra thăm lăng Bác, khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.

II. Thân bài:

a. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:

– Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

=> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

– Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

– Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng – ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

– Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân VN trong giây phút vào lăng viếng Bác.

– “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

=> Một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng, làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.

III. Kết bài:

– Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

– Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ.

– Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.

🔻 Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
  • Tổng hợp thông tin về các tác giả trong chương trình Ngữ Văn 9
Chủ đề: cảm nhận khổ 1 2 bài viếng lăng báccảm nhận khổ 1 2 bài viếng lăng bác ngắndàn ý bài viếng lăng bác khổ 1 2Mở bài Viếng lăng Bác khổ 1 2Nội dung 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng BácViếng lăng Bác khổ 1 2Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

"Cảnh ngày xuân"- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Học Văn 9

“Cảnh ngày xuân”- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

"Nói với con" - Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác ...
Học Văn 9

“Nói với con” – Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác …

Cảm nhận khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ "Nói với con" - Y Phương
Học Văn 9

Cảm nhận khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ “Nói với con” – Y Phương

Cảm nhận hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Học Văn 9

Cảm nhận hình tượng nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.
Học Văn 9

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.

Cảm nhận 2 đoạn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và "Sang thu"
Học Văn 9

Cảm nhận 2 đoạn thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và “Sang thu”

Bài viết mới
Phân tích khổ cuối bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

Phân tích khổ cuối bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

Ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược ngà trong truyện "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược ngà trong truyện "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Cảm nhận về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Cảm nhận về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

NLXH 200 chữ "Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả"

NLXH 200 chữ “Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả”

Nghị luận xã hội "Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng"

Nghị luận xã hội “Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng”

Tổng hợp kết bài tuyệt hay cho các tác phẩm trọng tâm Ngữ văn 12

Tổng hợp kết bài tuyệt hay cho các tác phẩm trọng tâm Ngữ văn 12

Liên hệ mở rộng chiếc thuyền ngoài xa và 2 đứa trẻ

Liên hệ mở rộng “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Hai đứa trẻ”

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

Nghị luận về tình yêu lao động

Nghị luận về tình yêu lao động

Liên hệ mở rộng tp "Người lái đò sông Đà"

So sánh liên hệ mở rộng tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Soạn văn 8 Tóm tắt Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Soạn văn 8 Tóm tắt Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh – KNTT

Thuyết minh về hội khỏe phù đổng

Thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa): hội khỏe Phù Đổng

Từ truyện “Chiếc lá cuối cùng”, bày tỏ suy nghĩ của em về tình yêu thương

Từ truyện “Chiếc lá cuối cùng”, bày tỏ suy nghĩ của em về tình yêu thương

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn | Design by wowwgame.com

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn | Design by wowwgame.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version