Đề bài: Anh/Chị hãy cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên”.
1. Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt
– Kim Lân quan niệm văn chương phải chân thật, phải giản dị, phải nói được tiếng nói và sự suy nghĩ của nhà văn.
– Truyện ngắn Vợ nhặt in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
2. Cảm nhận về khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt
2.1. Muốn sống qua nạn đói
– Thân phận, tình cảnh khốn khổ
+ Lai lịch không rõ ràng: không tên tuổi, không gia đình, không quê hương, không nghề nghiệp, không tài sản, không quá khứ => Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người nhỏ bé, rẻ rúng.
+ Ngoại hình, trang phục: được miêu tả qua những chi tiết chân xác => chân dung thảm hại do cái đói tạo ra.
+ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: vô duyên, táo bạo đến trợ trẽn => sinh ra từ cái đói nghèo, tăm tối, chứ tuyệt nhiên không sinh ra từ cái ác, cái xấu.
– Chống chọi với cái đói, khao khát được sống
+ Vì mong có được miếng ăn, chống lại cái đói, cái chết mà thị đã phải huy động tối đa vẻ đẹp của giới tính nữ ra trước mắt Tràng: “Thị liếc mắt, cười tít…”.
+ Bám víu vào câu hò của Tràng, gợi ý để đòi ăn => hé mở hoàn cảnh khốn khó, bị cái đói hành hạ.
+ Vì sinh tồn nên thị “cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống.
+ Không phải ngẫu nhiên mà thị bảo Tràng: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”. Câu nói ấy hẳn nhiên không phải chỉ là một câu thể hiện sự cảm thông, lo ngại cho Tràng. Đó còn là sự trỗi dậy của “bản năng ham sống”.
+ Chấp nhận theo không người đàn ông xa lạ.
=> Bề ngoài liều lĩnh nhưng thực chất lại dám vượt qua định kiến. Tự tìm cho mình cơ hội sống, cho thấy người vợ nhặt có khát khao sống mãnh liệt. Dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng thị vẫn khao khát được sinh tồn.
+ Khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng: nén tiếng thở dài, chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, đối mặt với thực tại đầy khó khăn.
2.2. Khát khao hạnh phúc gia đình
– Theo Tràng về, người vợ nhặt thay đổi về tính cách, tâm trạng
+ Trên con đường “dẫn dâu”, giữa xóm ngụ cư, cô nàng cong cớn, trơ trẽn bỗng trở nên e dè, ngượng ngập, có khó chịu lắm trước sự tò mò, trêu cợt cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng.
+ Thị có được cảm giác của một nàng dâu: khép nép, thẹn thùng, lo lắng cho gia đình… Tình thương và mái ấm gia đình đã làm hồi sinh ở thị bao vẻ đẹp nữ tính.
– Hành động cùng mẹ chồng thu dọn nhà cửa đã thể hiện ý thức về bổn phận và trách nhiệm sâu sắc để tạo dựng mái ấm gia đình.
– Sự đúng mực, ý tứ trong bữa cơm ngày đói: đón lấy bát cháo cám mẹ chồng đưa, hai con mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng => Thị không chỉ biết cư xử ý tứ, một tấm lòng trân trọng nghĩa tình mà còn có cả một bản năng dũng cảm khi chấp nhận đối mặt với cái đói.
– Thổi hồn cuộc sống vào gia đình Tràng và cả xóm ngụ cư.
2.3. Biết tin vào ngày mai
– Người vợ nhặt là người đầu tiên nhen nhóm niềm hi vọng về sự đổi đời qua câu chuyện về những người đói đi phá kho thóc của Nhật.
– Gieo niềm tin vào Tràng, bà cụ Tứ để cùng hướng tới tương lai tươi sáng, hướng đến con đường sống.
3. Đánh giá chung
– Khát vọng sống của người vợ nhặt mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc, cảm động
+ Đồng cảm với thân phận con người, trân trọng những giá trị tốt đẹp.
+ Niềm tin mãnh liệt vào sự sống, tương lai.
+ Quan niệm về hạnh phúc giàu tính nhân văn.
=> Cách nhìn về con người của nhà văn: trong cái đói, những người nghèo khổ vẫn hướng đến cái sống.
– Khát vọng sống của người vợ nhặt được thể hiện bằng nghệ thuật đặc sắc
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo làm nổi bật tình cảnh, số phận nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, chặt chẽ, khéo léo. +Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
Thông qua nhân vật người vợ nhặt, nhà văn thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng; quan tâm đến những biến đổi tinh tế trong tâm hồn người dân nghèo để phát hiện vẻ đẹp về nhân cách, trân trọng ngợi ca khát vọng hướng về tương lai, niềm tin vào cuộc sống. Giá trị nhân văn cao đẹp đó được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ mộc mạc giản dị.
🔻 Xem thêm:
- Hình ảnh người phụ nữ trong các truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa
- Nhân vật người mẹ trong các truyện ngắn: Vợ nhặt (Kim Lân), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)”
- Hình ảnh chuyến tàu đêm trong “Hai đứa trẻ” và lá cờ đỏ sao vàng trong “Vợ nhặt”
- So sánh, liên hệ mở rộng tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân
Thảo luận về bài viết này