Cách 1: Giới thiệu thể loại
Nếu tiểu thuyết là một chuyến du hành xa xôi, qua cánh rừng già thăm thẳm, đi giữa đồng hoang rộng lớn hoặc lang thang trong sa mạc mênh mông. Thì truyện ngắn lại giống với một góc vườn sau nhà, nơi nụ hoa mọc lên giữa um tùm cỏ đại, nơi hạt nắng sớm rắc lên vô số hạt bụi vàng li ti. Thoáng trong nắng mai là tiếng thở dài bật ra từ cơn mê tỉnh của [TÁC GIẢ], những đau đáu về thời cuộc, những đường vân trên khoang gỗ in vệt của con người dù trăm năm sau vẫn thấy được cả đời thảo mộc”. Với những hiểu biết sâu sắc trong hành trình đi tìm con chữ, nhà văn [TÁC GIẢ] đã dốc lòng khắc họa nên một tác phẩm để đời. Để rồi từ trong trang văn [TÁC PHẨM], người đọc có dịp được sống dậy những cảm xúc cuộn trào suốt bao năm tháng, để cùng chiêm nghiệm, cảm khái trọn vẹn những giá trị nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm đến cuộc đời.
Cách 2: Giới thiệu đề tài
Với tình yêu thương và cảm hứng nồng nàn về tổ quốc, các nhà thơ, nhà văn chiến sĩ đã để lại cho núi sông này không biết bao vần thơ tuyệt diệu. Bởi lẽ văn học cũng là một mặt trận, văn chương mặc nhiên trở thành một bộ phận của công cuộc chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước. Sống dậy nơi trang hoa ra đời ở vùng trời khói đạn mịt mù, ở rừng sâu nước thiêng thăm thẳm là cả một tấm lòng kiên trung, là trái tim hướng về mảnh đất cha ông đã đổ máu để giữ gìn. Giữa một thời đại mà lòng yêu nước được đặt lên hàng đầu, giữa một đất nước mà tình yêu quê hương luôn nằm trọn vị trí trung tâm thì hình tượng [ĐỀ TÀI] dù qua bao tháng năm vẫn sẽ sáng ngời như thế, bạn đọc đến với [TÁC PHẨM] của [TÁC GIẢ] có thể sống trọn từng phút giây cùng nhân vật mà nhà văn đã dành cả máu thịt để có thể viết nên.
Cách 3: Đặc trưng của văn học
Thơ ca vốn là tiếng nói tình cảm đã được ý thức, bởi vậy khi tìm đến thơ, con người ta như lạc vào lâu đài của những cảm xúc đậm vị, của những tâm hồn rung lên theo nhịp điệu thổn thức. Là si sĩ, có ai không dốc lòng xuống cùng phận đời, phận người? Những tác phẩm cập bến văn đàn bao giờ cũng là tiếng lòng của những phức hợp tình cảm, của những thiết tha diệu kỳ. Có lẽ đó là nguồn cơn của vạn cuộc gặp gỡ với con chữ gánh trên vai một bầu trời cảm xúc nhiệt thành và tinh khôi nhất. Như một vùng trời ý niệm của nhà thơ, [TÁC PHẨM] ra đời giữa bộn bề cuộc sống, được [TÁC GIẢ] gạn đục khơi trong và chắp bút dệt thành. Hồn thơ của [TÁC GIẢ] đã tận sống cho mọi cảm xúc ở người, ở đời. Thi nhân tận hiến và hết mực nâng niu trang hoa, để rồi thơ ca, để rồi tác phẩm của người nghệ sĩ này mới có thể tồn tại bất tử, trở thành nơi cứu rỗi cho bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông.
Cách 4: Nhân vật của tác phẩm
Nhà văn Tô Hoài đã từng nói rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Chắc hẳn rằng đây là một lời nhận định đúng đắn, bởi khi đọc một tác phẩm, cái dễ đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn bạn đọc là cảm xúc, là suy tư của nhà văn về nhân vật, về đứa con tinh thần mà họ dày công trau chuốt, rèn dũa để có thể viết nên. Ẩn mình trong từng trang viết đó là số phận, là mảnh ghép đa màu, đa sắc của cuộc đời, nhân vật băng xuyên qua mọi rào cản để xuất hiện một cách rõ nét nhất trên từng con chữ của nhà văn [TÁC GIẢ]. Như cách thông qua hình tượng [NHÂN VẬT], [TÁC PHẨM] đã đặt ra những vấn đề tư tưởng mang tính thời đại, gợi mở, dẫn lối độc giả bước vào thế giới văn chương, để cùng sống, cùng chiêm nghiệm và lưu lại trong họ những dấu ấn, bài học khó phai mờ.
Thảo luận về bài viết này