1. Lý luận văn học về “cái đẹp”
– “Cái đẹp sẽ cứu rỗi nhân loại” (Dostoievski)
– “Thái độ dửng dưng thờ ơ với cái đẹp là một thứ bệnh ung thư gặm nhấm làm khô cứng hủy hoại tâm hồn con người”. (Pautovski)
– “Yêu cái đẹp là thấy ánh sáng” (Victor Hugo)
– “Cái đẹp không thể chịu đựng nổi, nó khiến chúng ta tuyệt vọng, nó cho chúng ta một giây phút thoáng nhìn cõi vĩnh hằng mà chúng ta muốn vươn tay ra toàn bộ thời gian”… (Albert Camus)
– “Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57).
– “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” . (Nhà mĩ học Hume)
– Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”.
– “Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật” (Sách LLVH)
2. Lý luận văn học về nhà văn và quá trình sáng tác
– “Có thể xem quá trình sáng tạo là quá trình luyện ngọc. Tác phẩm được hình thành, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọc quý. Nhưng nếu tinh ý, ta có thể nhìn thấy máu, thấy nước mắt, thấy niềm vui và nỗi buồn của người thợ kì tài” (Nguyễn Khải)
– “Một người nghệ sĩ, nếu không thực sự băn khoăn, tha thiết một điều gì thuộc về giá trị sống, người đó sẽ không có những sáng tạo lớn, độc đáo.” (TS. Chu Văn Sơn)
– “Ông đã lượm lặt những hạt thơ từ những cánh đồng dân cày, ấp ủ nó trong tim ông, gieo chúng thành những bông hoa thơ tuyệt đẹp, chưa từng thấy, chúng đem lại niềm vui cho những người cùng khổ” (Pautopxki)
– “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng 6 lần xích đạo trong 1 năm 3 tháng và đậu trên 7 triệu bông hoa để làm nên 1 gam mật” (P. Povlenko)
– “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)
– “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình.” (Ivan Tuốc-ghê-nhép)
– “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sê-khốp)
– “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” (Raxun Gamzatốp)
Thảo luận về bài viết này