• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.

in Học Văn 9
0 0
0
Đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.

Đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.

Đề bài: Cho đoạn trích từ
“Bỗng nhận ra hương ổi”
cho đến
“Vắt nửa mình sang thu”
Viết đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ: bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.

Bài văn mẫu

Hai khổ đầu của bài thơ “Sang thu” đã họa nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp lúc giao mùa. Bức tranh ấy được vẽ với những hình ảnh thật gần gũi, quen thuộc gợi về một mùa thu thật đặc trưng của mỗi vùng quê miền Bắc Việt Nam. Đó là một hương ổi thơm nồng sánh quyện, ướp ngọt không gian nhờ những làn gió se heo may đặc trưng của buổi đầu thu. Đó là một làn sương thu lảng bảng, giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Đó là | một dòng sông chậm chạp, thong thả sau một mùa thác lũ. Đó là cánh chim vội vã, mải |miết khi lắng nghe tiếng thu để chuẩn bị tìm nơi chốn nghỉ. Đó là một đám mây như dải khăn lụa, một đầu vẫn còn đượm nắng hạ nhưng đầu kia đã thướt tha vắt ngang trên bầu trời xanh mùa thu mới. Hình ảnh gần gũi nhưng bức tranh vẫn thật mới mẻ, độc đáo nhờ cách người họa sĩ họa những nét vẽ bằng đường nét của một tâm hồn thật nhạy cảm, tinh tế. Cảnh sắc ở đây không chỉ là những gì rõ nét, ai cũng nhìn thấy mà còn cả những điều chỉ có thể cảm thấy, những điều mơ hồ, chưa thành hình, những điều chỉ có thể cảm thấy. Ai dễ thấy một làn sương chùng chình, như bước chân bối rối của người con gái đẹp trước, phút giao mùa?

Đâu dễ nhận ra cái khoảnh khắc vừa thực vừa ảo khi thời gian, được hình dung qua một đám mây mùa hạ, đi qua ranh giới đôi mùa vừa mềm mại nhẹ nhàng, vừa lưu luyến vấn vương với động từ vắt. Và ai cũng biết không gian vũ trụ vốn ngàn đời bất biến, vậy mà trong cái nhìn tinh tế của nhà họa sĩ ngôn từ Hữu Thỉnh bước đi của mùa thu đã gợi lên những xao động, những cựa mình rất tinh tế, bén nhạy trong chính không gian kì vĩ kia. Bức tranh thiên nhiên trong “Sang thu” có một bố cục cân đối: đi từ không gian thân thuộc của đường thôn ngõ xóm đến không gian của vũ trụ rộng lớn. Hai không gian đó không tách rời nhau mà hòa điệu gắn kết với nhau, đó là do bước chân khẽ khàng mà kì diệu của mùa thu. Tóm lại, với cách cảm nhận vô cùng tinh tế, cùng với việc sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc, hình lảnh thơ giàu sức gợi, Hữu Thỉnh thật sự đã tạo nên một bức tranh thật đẹp về thiên nhiên lúc sang thu.

Chủ đề: Cảm nhận của em về bài Sang thu ngắn gọnCảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài thơ Sang thuCảm nhận khổ 2 3 Sang thuCảm nhận về thời khắc sang thu ở quê hương emQua nội dung của bài thơ Sang thu chia se cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùaSang thu - Hữu ThỉnhTrong đoạn thơ trên khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nàoViết đoạn văn cảm nhận khổ 2 bài Sang thu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng
Học Văn 9

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng

Bài văn "Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách"
Học Văn 9

Bài văn “Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách”

Phân tích 2 khổ thơ đầu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
Học Văn 9

Phân tích 2 khổ thơ đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Chứng minh "Ánh trăng" là lời nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
Học Văn 9

Chứng minh “Ánh trăng” là lời nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích "Chiếc lược ngà"
Học Văn 9

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích “Chiếc lược ngà”

Cách viết bài cảm thụ thơ, văn
Học Văn 6

Cách viết bài cảm thụ thơ, văn

Bài viết mới
Phân tích chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

Phân tích chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

Cách làm văn Nghị luận văn học phân tích truyện đạt điểm cao

Cách làm văn Nghị luận văn học phân tích truyện đạt điểm cao

Hướng dẫn làm câu hỏi tự luận ngắn trong đề thi vào lớp 10

Hướng dẫn làm câu hỏi tự luận ngắn trong đề thi vào lớp 10

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn

Phân tích truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn

Phân tích truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về "Lòng hiếu thảo"

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội về “Lòng hiếu thảo”

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Hà Đông 2023

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD & ĐT Hà Đông năm học 2022-2023

Người đàn bà hàng chài và câu chuyện tại tòa án huyện

Người đàn bà hàng chài và câu chuyện tại tòa án huyện

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Những suy nghĩ và trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật thiên nhiên và con người nơi bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Những suy nghĩ và trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật thiên nhiên và con người nơi bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version