• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

in Học Văn 10
0 0
0
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Câu 1: Nêu định nghĩa của văn học dân gian ?

– Định nghĩa: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể. Tác phẩm văn học dân gian gắn bó và phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Câu 2: Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

– Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.

– Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè… Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,…).

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).

 

Câu 3: Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại nào? Nêu đặc trưng của Sử thi anh hùng; truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao??

Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính sau : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cư­ời, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).

+ Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) : thường đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng đồng ; là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh,…

+ Truyền thuyết : thường kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian ; là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của những chi tiết, sự việc có tính chất thiêng liêng, kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ,…).

+ Truyện cổ tích : kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, em bé mồ côi,…), thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động ; là những tác phẩm văn xuôi tự sự, cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều, có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường (nhân vật thần, các vật thần hoặc những sự biến hoá kì ảo,…), thường có một kết cấu quen thuộc : nhân vật chính gặp khó khăn hoạn nạn cuối cùng vượt qua và được hưởng hạnh phúc.

+ Truyện cười : phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống, có tiềm ẩn những yếu tố gây cười ; có dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.

+ Ca dao : Văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc; nội dung trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Câu 4: Những giá trị cơ bản của văn học dân gian là gì?

– Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc. Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế, thông qua sự mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.

– Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,…). Văn học dân gian góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ.

– Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.

 

Chủ đề: Khái quát văn học dân gian Việt Nam lớp 11Khái quát văn học dân gian Việt Nam Lý thuyếtKhái quát văn học dân gian Việt Nam ngắn nhấtKhái quát văn học dân gian Việt Nam từ the kỉ X đến hết the kỉ XIXKhái quát văn học Việt Nam lớp 10Khái quát văn học Việt Nam từ the kỉ X đến hết the kỉ XIXOn tập văn học dân gian Việt NamSoạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam từ the kỉ X đến hết the kỉ XIX

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Học Văn 10

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Học Văn 10

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”
Học Văn 10

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
Học Văn 10

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ của Chi-y-ô (Thơ Hai – cư)
Học Văn 10

Phân tích bài thơ của Chi-y-ô (Thơ Hai – cư)

Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”
Học Văn 10

Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”

Bài viết mới
Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong “Tấm Cám”

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong "Tấm Cám"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc

[Ngữ văn 10- Cánh diều] Phân tích bài thơ “Tự tình II”

[Ngữ văn 10- Cánh diều] Phân tích bài thơ “Tự tình II”

phan-tich-truyen-co-be-ban-diem

Phân tích truyện “Cô bé bán diêm” – Ngữ văn 6 KNTT

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

Các phép liên kết câu và đoạn văn

Các phép liên kết câu và đoạn văn

Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ”Anh hạ giọng…mỗi người một vẻ”.

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ”Anh hạ giọng…mỗi người một vẻ”.

[Ngữ văn 6 – CD] Phân tích văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”

[Ngữ văn 6 – CD] Phân tích văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In