I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai trong mùa hè năm ấy.
– Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972).
b. Nhan đề
– “Lặng lẽ” chỉ là cái không khí bên ngoài của cảnh vật, điều mà tác giả khám phá và muốn chuyển tải đến người đọc là một Sa pa lặng lẽ mà không lặng lẽ chút nào. Đằng sau vẻ bên ngoài lặng lẽ ấy là sự miệt mài hăng say lao động cống hiến cho đất nước một cách bền bỉ, thầm lặng. Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lý về ý nghĩa công việc, của sự cống hiến bằng lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
Nhan đề còn góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Dưới vẻ lặng lẽ của Sa pa có những con người âm thầm làm việc lao động cống hiến cho đất
nước.
c. Tóm tắt
Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sỹ, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe. – Anh thanh niên đã kể về công việc của mình, bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời.
Ông họa sỹ và cô kỹ sư lên thăm nhà anh. Qua câu chuyện anh kể, mọi người có cái nhìn đúng đắn và khách quan về anh.
– Khi ông họa sỹ định vẽ anh, anh đã giới thiệu những người mà anh cho là xứng đáng hơn. Khi họ trở về anh tặng cô kỹ sư bó hoa và ông họa sỹ giỏ trứng gà.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tình huống và hệ thống các nhân vật.
– Hệ thống các nhân vật:
+ Nhân vật chính là anh thanh niên. Nhân vật được hiện lên trong khoảnh khắc với một số nét đẹp về phẩm chất như: suy nghĩ đẹp, hành động đẹp, phong cách sông đẹp. Song chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính.
– Các nhân vật phụ khác có vai trò làm nổi bật nhân vật chính và góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm. – Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được tác giả gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp (anh thanh niên, cô kỹ sư, ông họa sỹ,..).
→ Đặt tên như vậy là tác giả có dụng ý muốn nói về những con người vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê công hiện cho đất nước. Họ ở mọi độ tuổi, nghề nghiệp và đến từ nhiều nơi,…lặng lẽ dẳng cho đời tình yếu và sức vóc của mình. Điều này làm tăng thêm sức khái quát cho câu chuyện.
2. Nhân vật anh thanh niên
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
– Anh thanh niên 27 tuổi, sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng làm bạn với mây mù và cỏ cây. Theo lời giới thiệu của bác lái xe thì anh là người “cỗ độc nhất thế gian”, anh “thèm người” đến mức đã từng chặt cây ngáng đường xe chạy chỉ để được trông và nghe tiếng người nói. Công việc của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất…”. Công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao vì mỗi ngày phải thực hiện đúng bốn giờ ốp (đặc biệt là lúc một giờ sáng và những ngày mưa rét). Sự vắng vẻ, heo hút và công việc đơn điệu là thử thách với tuổi trẻ. Nhưng cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ ở nơi núi cao không một bóng người.
→ Những khó khăn là vậy nhưng anh đã vượt lên để sống đẹp và làm việc có ích cho cuộc đời.
b. Phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
Anh có suy nghĩ, lý tưởng tình cảm cao đẹp.
– Suy nghĩ về cuộc sống: Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời, đất nước có chiến tranh anh xin ra trận không được anh xung phong làm công tác khí tượng trên núi cao.
– Suy nghĩ về công việc:
+ Anh hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình. Bởi đó là công việc có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
+ Anh coi công việc là bạn: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?…Công việc của cháu gian khổ thể đầy chủ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Đối với anh hạnh phúc là ở trong công việc, là ở sự cống hiển.
→ Chính những suy nghĩ đẹp ấy đã khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh, giúp anh có thêm nghị lực đề vượt lên, đê sông đẹp đầy ý nghĩa.
Anh có những hành động đẹp.
– Anh vượt lên mọi khó khăn để sống và làm việc, chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng chính mình. – Anh tự nguyện, tự giác, yên tâm công tác, luôn hoàn thành xuất sắc công việc.
Với lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm anh đã rất thạo nghề, giỏi nghề: “ban đêm không nhìn thấy bằng mắt nhìn giỗ lay lá hay nhìn trời…có thể nói được mây tính được gió”.
– Anh làm việc rất hiệu quả góp phần vào chiến công chung của dân tộc (giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng).
Ngoài ra, anh cũng nỗ lực không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết qua việc đọc sách. Anh gọi sách là bạn, là niềm vui trong cuộc sống.
Anh có phong cách sống đẹp.
Anh tổ chức, sắp xếp cho mình một cuộc sống khoa học, ngăn nắp, phong phú cả vật chất lẫn tinh thần. Một cuộc sống chủ động và có ích lợi cho đời.
+ Anh trồng một vườn hoa rực rỡ, làm đẹp cho nơi ở của mình.
+ Anh còn nuôi gà để tự cung cấp thức ăn cho mình.
+ Anh là người luôn quý trọng tình cảm, chân thành cởi mở với mọi người. Anh là người hiếu khách, mời họ lên chơi, pha trà đón khách, lưu luyến khi chia tay với khách.
+ Anh gửi biếu vợ bác lái xe bị ốm củ tam thất, tặng hoa cho cô kỹ sư, tặng giỏ trứng cho ông họa sỹ.
– Anh có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc và có tính kỉ luật cao, đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: “Trời ơi chỉ còn năm phút”, đếm từng phút vì sợ hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng ngắn ngủi quý báu.
– Anh cũng rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác, say sưa ca ngợi mọi người (ông họa sỹ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu những người khác mà anh cho là họ xứng đáng hơn như: Ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét,…). → Tóm lại chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong ba mươi phút gặp gỡ ngắn ngủi, tác giả đã phác họa được nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sông, về ý nghĩa công việc. Anh chính là một đại diện tiêu biểu cho những người ở Sa pa, là chân dung người lạ động mới.
3. Các nhân vật khác
a. Nhân vật ông họa sỹ
Truyện tuy được kể theo ngôi thứ ba, nhưng lại được nhìn theo điểm nhìn của ông họa sỹ. Hầu như người kế chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sỹ đế quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhẫn vật chính của truyện.
– Qua cảm xúc, sự suy tư của ông họa sỹ, anh thanh niên hiện ra rõ nét và đẹp hơn, có thêm chiều sâu tư tưởng, dồng thời khơi gợi nhiều khía cạnh về cuộc sống về nghệ thuật.
Ngay từ phút đầu gặp gỡ anh thanh niên, ông đã xúc động và bối rối: “Vĩ họa sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước…”
Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, bắt cảm hứng hiện lên trang giấy.
Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông thấy “nhọc quá” vì những điều người ta suy nghĩ về anh – Chi tiết này khiến nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn.
b. Cô kỹ sư
– Cô kỹ sư cũng là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, vừa tốt nghiệp đã xung phong lên Lai Châu công tác.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên, về thế giới của những con người như anh mà anh kế và về con đường mà cổ đang đi tới.
– Đây là cái “bàng hoàng” lẽ ra cô phải biết từ lâu, nhưng giờ cỗ mới biết, nó giúp cô đánh giá đúng hơn về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ
bỏ.
– Với cô, anh thanh niên như người đi trước, khiến cô vững lòng, tự tin hơn trên hành trình của mình.
Gặp gỡ anh thanh niên trong cô đã bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp.
Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn, không chỉ vì bó hoa anh tặng mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.
→ Qua tâm tư cô gái trẻ, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên. c. Các nhân vật phụ khác (bác lái xe, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét,…).
Discussion about this post