- Trong sự hòa âm của bản đại hợp xướng anh hùng ca, các nhà văn thời kháng chiến cứu quốc say mê ca ngợi những giá trị cao đẹp của con người trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc – những tượng đài được ghi tạc bằng “cẩm thạch và đồng hun” (Bakhtin). Nhìn rộng qua bề dày văn học thời kháng chiến, ta còn thấy lóng lánh bao vẻ đẹp tâm hồn đa sắc. Một Natasa trong trẻo như đêm trăng trang ấp Ôtratnôiê (chiến tranh và hòa bình – L.Tônxtôi), một Giamilya nồng nàn như cây ngải cứu thảo nguyên mà tâm hồn chứa đầy giông bão (Giamilya- Aimatốp), một Cadimôđô xù xì, thô ráp như vỏ bình sành mà ấp ủ hương hoa (Nhà thờ Đức bà Paris – Vichto Huygô)…
- Niềm đau nằm lại nơi đáy vực tâm hồn, cựa quậy liên hồi ở đấy. “Nỗi buồn chiến tranh” như chiếc đèn pha thời gian bị hỏng hóc, chốc lát lại bật lên ánh sáng của hiện tại, chốc lát lại chìm vào bóng tối của quá khứ.
Lê vết thương của mình đi chữa vết thương người, chỉ có nhà văn mới khù khờ đến vậy. Nhưng từ cái ngờ nghệch mà thâm sâu kia, anh đã vun vén cho bao nhiêu tâm hồn nở hoa giữa điểm mù của nhận thức. - Cái tôi bên ngoài nhìn cái tôi bên trong vật lộn với nỗi đau; nó không chịu thỏa hiệp, đồng nhất với cái tôi bên trong, mà luôn phản biện, buồn này chối từ buồn khác, đau này hủy diệt đau khác, để nở hoa cho bản thân. Cho nên, nỗi buồn đau trong thơ xuất hiện cứ thế liên tục luân hồi, tái sinh và lộng lẫy.
- Nguyễn Bính chín hết mình, đi đến tận cùng bản ngã trong một cái tôi hướng về phía chân quê trong mối sầu thành thị, trong nỗi buồn tha hương, và trong khắc khoải bảo lưu những dấu ấn văn hóa làng quê đang khó tránh khỏi sự tàn phai. Và như vậy, cần gạn sâu hơn vào những hạt ươm, những mầm sống, những đốm sáng ở đáy sâu tâm hồn tình cảm một lớp người, một lớp nhà thơ, trong cảnh ngộ và số phận của con người thời đại.
- Văn Nam cao chất chứa nỗi day dứt xót xa và cũng thấm đượm chất triết lý – một thứ triết lý thoát ly sách vở và bật lên từ những tình huống hiện thực, từ mạch ngầm tâm lý con người.
- Tiếng vọng của một sự đổi mới, của một tương lai sáng ngời đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng nghệ thuật của nhà văn sau khi nếp gấp của thời gian được tỉnh thức nơi não trạng của con người tài hoa ấy.
- Các ngành khoa học phần lớn chỉ chấp nhận những nét đặc trưng và cơ bản để nêu lên thành định lý, định luật… và loại trừ cá biệt. Nhưng văn chương, nghệ thuật lại quan tâm đến cái gọi là cá biệt ấy. Chính vì thế rất riêng và cũng rất chung, ta được văn chương trang bị con mắt toàn diện. Ta biết những cái lớn, nhưng cũng hiểu điều rất nhỏ, ta cảm nhận được những điều lớn lao, lại cả những điều tinh vi nhất. Nhờ văn học, ta lại càng hiểu chính mình, khám phá những khúc ngoặt quanh co của lòng mình. Văn chương tác động đến con người, nó chứa những tia sáng vô hình xoay nắn và cải tạo xã hội.
- Thi ca chính là sự mộng tưởng về một thế giới đã mất và một thế giới ở tít mù phía tương lai. Thi sĩ giống như người gieo hạt giống niềm tin trên cánh đồng mộng mơ. Hạt giống sẽ nhỏ nhoi và vô nghĩa đối với một người đang đói khát. Bài thơ chỉ là xác chữ phù phiếm nếu hình tượng thi ca không được tái tạo, hồi sinh trong thế giới tâm hồn của bạn đọc.
- Hiện thực trong văn học phải là muối của biển. Nó phải được gạn lọc từ hiện thực xô bồ của đời sống xã hội với biết bao hiện tượng đan cài, chồng chéo nhau, giữa bao cái có nghĩa và vô nghĩa, tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng. Nhìn vào tác phẩm, ta thấy được bản chất cuộc đời ở một điểm sáng hội tụ, nó tiêu biểu và chân thực hơn cả trạng thái tự nhiên và phập phồng hơi thở của cuộc sống.
Nguồn: cô Huyền Huyền
Discussion about this post