Mở bài 1:
Gánh trên vai trọng trách cao cả với đời, nhà văn sống vì nghệ thuật, “đôi khi còn phải hy sinh vì nghệ thuật” (Nguyễn Quang Sáng), nhưng thứ mà họ theo đuổi không phải là “ánh trăng lừa dối”, nhà văn chân chính họ sẽ dùng “đôi mắt” của mình mà thấu cảm tường tận, phát hiện ra cái đẹp tự non nước được gửi gắm chốn nhân sinh. Cũng để cho cái “tài” được “nở rộ”, mà mỗi văn nhân hay thi sĩ với trái tim khao khát được giao cảm với đời đã không ngần ngại “lặn sâu” vào suối nguồn hiện thực, “chắt giọt” lấy những gì tinh túy nhất rồi kí thác vào “khu rừng chữ”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, người nghệ sĩ tài ba mang tên…(Tác giả) dày công thâm nhập vào hiện thực đời sống, người tìm thấy cái đẹp rồi chấp bút nên tuyệt tác…(Tác phẩm) nói về…(Vấn đề nghị luận), tác phẩm đã bất chấp sự băng hoại của thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Mở bài 2:
Trong tuyệt tác “Những điều từng là quý giá”, Ki Ju Lee từng cất lên quan điểm của mình rằng: “Trước khi tưới cây, ta dứt khoát phải lấy ngón tay kiểm tra (finger test). Đó là cách ta đọc và cảm nhận tín hiệu của đất”. Tựa như công việc viết lách muôn đời của mỗi nhà văn, “bài thử nghiệm ngón tay” là yếu tố quan trọng nhất để có được một sáng tác mang dấu ấn trường tồn. Nghệ sĩ cảm nhận cuộc sống không bởi cái nhìn hời hợt thoáng qua, mà phải “chạm tay” chiêm nghiệm thì mới nảy sinh xúc cảm chân thành, có được những “chất liệu” quý giá nhất để sáng tác. Và… (Tác giả) đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh ấy, vừa minh chứng cái “tôi” nghệ sĩ chân chính của mình qua… (Tác phẩm) nói về… (Vấn đề nghị luận)
Mở bài 3:
Nếu không có đồng cảm, sự căm phẫn tột cùng trước xã hội bất công, không có “máu chảy rỏ đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy” thì nào có “Truyện Kiều”-Di sản có giá trị xuyên thời đại mà Nguyễn Du để lại cho hậu thế. Tình cảm dạt dào của Tố Như tiên sinh dành cho Kiều đã hóa chân lý mà bất kỳ nghệ sĩ của thời đại nào cũng hằng hướng đến. Từ cổ chí kim, tình cảm vốn dĩ luôn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sáng tác, kiến tạo văn thơ. Thử hỏi nếu không có xúc cảm chân thành thì nào có tác phẩm văn chương chân chính, chạm tới trái tim của bạn đọc? Trong khi: “Chỉ có trái tim thì mới có thể chạm đến trái tim”. Bạn đọc đến với văn chương không khỏi say đắm khi bắt gặp… (Tác giả)-một trái tim nhiệt thành, chan chứa xúc cảm qua… (Tác phẩm), một tuyệt tác nói về… (Vấn đề nghị luận)
Mở bài 4:
Nhà soạn kịch nổi tiếng người Nga I-Van Tuốc-Ghe-Nhép từng tâm niệm: “Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”. Nói đến văn chương thì không thể không nhắc tới sứ mệnh, giá trị cao cả mà văn đem lại. Văn chương cho bạn đọc cái nhìn đa sắc diện về thế giới nghệ thuật, về tâm hồn con người của thời đại mà nghệ sĩ đang sống. Những trang văn, áng thơ hiển nhiên sẽ không thể nương náu mãi với trường đời nếu nó hoàn toàn là sự sao chép máy móc và nhà văn chấp nhận những điều sẵn có, không “sáng tạo những gì chưa có”, không có “cái giọng nói của riêng mình”. Mang “bản lai diện mục riêng biệt”,… (Tác giả) đã khẳng định được vị trí của mình trong tâm khảm bạn đọc qua bao thế hệ nhờ sự tài tình mà có thả hồn vào… (Tác phẩm) nói về… (Vấn đề nghị luận) ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp được nhà văn hàm chứa.
Thảo luận về bài viết này