• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Nghị luận xã hội “Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng”

in Học văn Nghị luận xã hội
0 0
0
Nghị luận xã hội "Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng"

Nghị luận xã hội "Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng"

Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi người không có lí tưởng xác định?Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình?

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. “Cuộc sống” là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lí tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời..

Chủ đề: đại văn hào lép tôn-xtôi cho rằng lý tưởng như ngọn đuốc soi đường cho mỗi người trong cuộc sốngkhông có lí tưởng thì không có phương hướng kiên địnhLí tưởng la ngọn đèn chỉ đường Facebooklý tưởng la ngọn đèn chỉ đườngLý tưởng sống như ngọn hải đăngnhà văn nga lép tôn-xtôi nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường dàn ýPhấn đề lý tưởng sốngSống có mục đích lý tưởngViết đoạn văn về lí tưởng la ngọn đèn chỉ đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NLXH 200 chữ bàn về "Sức mạnh của tình yêu thương"
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ bàn về “Sức mạnh của tình yêu thương”

NLXH 200 chữ bàn về "sự cần thiết phải có tính tự lập với giới trẻ trong học tập và cuộc sống"
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ bàn về “sự cần thiết phải có tính tự lập với giới trẻ trong học tập và cuộc sống”

NLXH 200 chữ "Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả"
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ “Bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả”

NLXH 200 chữ "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

NLXH 200 chữ Bàn về vấn đề cần làm gì để "hướng dẫn cái tôi khỏi đi chệch đường, xây dựng và phát triển một nhân cách trưởng thành"
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ Bàn về vấn đề cần làm gì để “hướng dẫn cái tôi khỏi đi chệch đường, xây dựng và phát triển một nhân cách trưởng thành”

NLXH 200 chữ "Sự cần thiết của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống"
Học văn Nghị luận xã hội

NLXH 200 chữ “Sự cần thiết của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống”

Bài viết mới
Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về 1 chuyến đi

Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về 1 chuyến đi

Kể lại một buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa tại trường.

Kể lại một buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa tại trường

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Long Biên

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD & ĐT Long Biên năm 2022-2023

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

[Ôn thi tốt nghiệp THPT] Luyện đề đọc hiểu

[Ôn thi tốt nghiệp THPT] Luyện đề đọc hiểu

Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

Kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” bằng lời văn của em

Kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” bằng lời văn của em

Nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Đọc truyện : Vợ chồng A Phủ

Đọc truyện : Vợ chồng A Phủ

Phân tích khổ đầu bài Đồng chí để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp

Phân tích khổ đầu bài Đồng chí để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp

Giấy mời họp phụ huynh

Mẫu giấy mời họp phụ huynh đầu năm, cuối học kỳ

Nghị luận về lòng khiêm tốn

Viết đoạn văn nghị luận về lòng khiêm tốn

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version