• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”

in Học Văn 9
0 0
0
Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”

I/ Tìm hiểu chung

1/ Tác giả:

Nhà thơ Bằng Việt (tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng), sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

“Bằng Việt là một nhà thơ được bạn đọc biết đến từ phần thơ in chung với Lưu Quang Vũ trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968). Nỗi nhớ quê hương đầu tiên thành thơ là dành cho bếp lửa:”Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gắn với hình ảnh người bà và bên người bà là người cháu. Bài thơ nói về tình bà cháu vừa sâu sắc, vừa thấm thía trong những năm đầu đất nước đói kém, loạn lạc, cuối đời gian khổ khó khăn. Cảm xúc tinh tế, đượm buồn của ông về những kỷ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt nam. Bài thơ biều hiện một triết luận thầm kín: những gì là thân thiết nhất của mỗi tuổi thơ mỗi con người, đều có sức toả sáng, nâng đỡ họ trong suốt cuộc đời. Mạch triết luận thầm kín được khởi đầu từ Bếp lửa còn được tiếp nối trong nhiều bài thơ khác như Trở lại trái tim mình khi ông coi thủ đô Hà Nội như một cội nguồn tình cảm, cội nguồn sức mạnh. Cùng với Thư gửi người bạn xa đất nước, Tình yêu và báo động, Trở lại trái tim, nhà thơ ghi lại được những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên rất mực mến yêu đất nước, con người, nêu bật được một thủ đô hào hoa, thanh lịch, trầm tĩnh và anh hùng. Bằng Việt còn có những bài thơ khá tài hoa diễn đạt những suy tư về những danh nhân văn hoá nhân loại như Béttôven, Pauxtôpxki, Plixetxcaia. Người đọc còn biết đến ông về những lo toan chu đáo, những bồi hồi thương nhớ của một người cha ở nơi xa chăm chú theo dõi từng bước đi chập chững của đứa con, trong bài thơ Về Nghệ An thăm con với lời thơ điềm đạm, kiệm lời mà có sức vang xa. Có thể nói với 20 bài thơ trong tập Hương cây – Bếp lửa, Bằng Việt đã khắc hoạ được một triết luận thầm kín của riêng mình. Ông là một trong số không nhiều nhà thơ trẻ được bạn đọc tin yêu ngay từ ban đầu của thơ. Thơ Bằng Việt thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi nghĩ suy, gây được một cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc. Thơ ông thường sâu lắng trầm tư thích hợp với người đọc thơ trong sự trầm tĩnh, vắng lặng. Đó là một dấu ấn riêng của thơ Bằng Việt, còn lưu lại trong ký ức người đọc” (Từ điển văn học, Sđd).

  1. Tác phẩm:

– Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa (thơ, in chung, 1968); Những gương mặt những khoảng trời (thơ, 1973); Đất sau mưa (thơ, 1977); Khoảng cách giữa lời (thơ, 1983); Cát sáng (thơ, 1986); Bếp lửa – khoảng trời (thơ tuyển, 1988), Phía nửa mặt trăng chìm (thơ, 1986); Mozart (truyện danh nhân, 1978); Lọ lem (dịch thơ Eptusenkô); Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (dịch thơ Ritsos).

– Tác giả đã được nhận: Giải nhất văn học – nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ Trở lại trái tim mình; Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.

– Bài thơ Bếp lửa được tác giả Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang học ở nước ngoài.

Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà.

II – GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong s­ương sớm,… mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của những tình cảm thiết tha, chân thành, không thể nào quên. Tiếng gà trư­a đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về một thời ấu thơ sống trong tình thương yêu của bà. Còn với Bằng Việt, trong bài thơ Bếp lửa (1963), như chính nhan đề của nó (cũng như­ nhan đề của bài thơ của Xuân Quỳnh: Tiếng gà trư­a), “Bếp lửa” đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đư­ợm của tình bà cháu. “Bếp lửa” khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đ­ượm buồn.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đư­ợm

Cháu thương bà biết mấy nắng m­ưa.

Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa “chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh “Một bếp lửa” điệp lại hai lần như­ nhắc nhớ, nh­ư hơi thổi vào bếp lửa đang “ấp iu”, để nhịp hồi t­ởng bắt đầu… Để trong những dòng thơ tiếp theo, bao kỉ niệm thân thư­ơng ùa về:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

(…)

 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Cháu nhớ, từ lúc cháu mới lên bốn tuổi, sống bên bà “tám năm ròng”… Nhớ quê mình ngày ấy, những ngày “đói mòn đói mỏi”, những ngày “bố đánh xe khô rạc ngựa gầy”, nhớ “khói hun nhèm mắt”, “sống mũi còn cay” đến tận bây giờ… Nhớ bà kể chuyện Huế trong tha thiết tiếng tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu từ cánh đồng xa, da diết, khắc khoải vọng về, nghe chộn rộn, nao nao, lại như­ se sắt, xa xăm. Nhớ khi vắng bố mẹ, “bà bảo cháu nghe”, “dạy cháu làm”, “chăm cháu học”. Nhớ “Năm giặc đốt làng”, cháu giúp bà dựng lại nhà. Nhớ lời bà dặn khi viết thư­ để bố yên tâm,… Cứ thế, trong dòng hồi nhớ nôn nao, những sự việc cụ thể hiện về nguyên vẹn từng chi tiết như­ thể vừa mới xảy ra hôm qua đây thôi. Và thấm đẫm trong từng hình ảnh, từng sự việc ấy là tình cảm sâu nặng của cháu với bà, hướng về bà. Hình ảnh người bà được khắc hoạ gắn liền với bếp lửa, là khi “cháu cùng bà nhóm lửa”, “Nhóm bếp lửa nghĩ th­ương bà khó nhọc”, “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”, “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm – Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đ­ượm”,…

Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại (12 lần) trong suốt bài thơ. Cuộc đời bà lận đận, khó nhọc, giãi dầu mưa nắng như­ng bà luôn dành cho cháu tình thương yêu, săn sóc, chở che ấm nồng nh­ư bếp lửa. Bà – bếp lửa là hai mà như một, hoà quyện, hun thấm, thiêng liêng. Bếp lửa gợi nhắc hình bóng thân thiết của bà, và nhớ đến bà là cháu lại không thể quên bếp lửa ấm tình thủa ấy. Bếp lửa đã không còn chỉ là bếp lửa thông thư­ờng nữa. Bà nhen lửa là bà nhen lên:

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Bà nhóm lửa là bà:

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Từ ngọn lửa đư­ợc nhen lên từ bếp lửa của bà hoá thành ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ, ngọn lửa của niềm tin yêu bền bỉ cháy mãi không thôi. Bà nhóm lửa là bà nhóm lên, truyền cho cháu lẽ sống, lòng cảm thông chia sẻ. Mỗi khi xúc cảm kết thành những suy ngẫm sâu xa, lời thơ lại trào dâng lên như­ những điệp khúc bập bùng, chứa đựng niềm xúc động r­ưng r­ưng, rần rật cháy trong mạch tự sự của nhân vật trữ tình.

Những hình ảnh thực, cụ thể, vốn rất đỗi gần gũi, thân quen đã được tác giả nâng lên thành những hình ảnh biểu t­ượng mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Điều bình dị đã trở nên quý giá, thiêng liêng, kì lạ. Kì lạ, thiêng liêng vì nó nhỏ bé, giản đơn mà đã trở thành hành trang theo cháu trong suốt cuộc đời. Kì lạ, thiêng liêng là vì “đã mấy chục năm rồi” mà bếp lửa của bà vẫn nồng đư­ợm trong cháu, ngọn lửa của bà vẫn thầm cháy trong cháu “đến tận bây giờ”.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này bà nhóm bếp lên ch­ưa?…

Bài thơ Bếp lửa đư­ợc sáng tác khi Bằng Việt đang là sinh viên ngành Luật của Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ). Kì lạ và thiêng liêng biết bao khi trong cuộc sống đã ” Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” mà lòng vẫn khôn nguôi hình ảnh ngư­ời bà với bếp lửa ở tận miền kí ức ấu thơ.

Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà, tình thương yêu của bà, cuộc đời bà đã soi rọi, toả ấm con đư­ờng cháu đi. Có thể cuộc sống hiện đại sẽ không còn nhiều ngư­ời biết đến bếp lửa nh­ư ở nơi quê nghèo ấy nữa, nhưng nó đã thành biểu tư­ợng, sẽ còn mãi giá trị “khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam”(1). Điều nhỏ nhoi, giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc, lớn lao là như­ vậy.

(1) Theo Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như­ ý (đồng chủ biên), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà tr­ờng, NXB Đại học Sư phạm, 2004, tr. 21.

🔻 Xem thêm:

  • Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.
  • Phân tích bài thơ “Bếp lửa”
  • Cảm nhận ba khổ thơ đầu bài “Bếp lửa” của Bằng Việt
  • Phân tích khổ 1,2,3 bài thơ “Bếp” lửa của Bằng Việt
Chủ đề: Bài thơ bếp lửaBàn về bài thơ bếp lửaCảm nhận 2 khổ đầu bài bếp lửaCảm nhận bếp lửaKết bài Bếp lửaLuận điểm bài bếp lửaNghị luận về bài thơ bếp lửa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

"Cảnh ngày xuân"- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Học Văn 9

“Cảnh ngày xuân”- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

"Nói với con" - Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác ...
Học Văn 9

“Nói với con” – Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác …

Cảm nhận khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ "Nói với con" - Y Phương
Học Văn 9

Cảm nhận khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ “Nói với con” – Y Phương

Cảm nhận hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Học Văn 9

Cảm nhận hình tượng nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.
Học Văn 9

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.

Cảm nhận 2 đoạn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và "Sang thu"
Học Văn 9

Cảm nhận 2 đoạn thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và “Sang thu”

Bài viết mới
Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Phân tích bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

[Ngữ văn 6 KNTT] Phân tích bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”

[Ngữ văn 6 KNTT] Phân tích bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người"

Phân tích ba khổ thơ cuối bài “Ánh trăng”

Phân tích ba khổ thơ cuối bài "Ánh trăng"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những suy nghĩ và trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật thiên nhiên và con người nơi bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Những suy nghĩ và trải nghiệm của nhân vật Nhĩ qua cảnh vật thiên nhiên và con người nơi bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Viết đoạn văn cảm nhận hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

Viết đoạn văn cảm nhận hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Ngọc Hồi

Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD & ĐT Ngọc Hồi năm học 2022-2023

Tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao

Tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao

Viết đoạn văn tổng phân hợp về “Những con người cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc”

Viết đoạn văn tổng phân hợp về “Những con người cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc”

Làm sao để học giỏi văn?

Làm sao để học giỏi văn?

NLXH 200 chữ "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

NLXH 200 chữ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

Nghị luận xã hội về tinh thần trách nhiệm

Hướng dẫn viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần trách nhiệm

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Hướng dẫn làm câu hỏi tự luận ngắn trong đề thi vào lớp 10

Hướng dẫn làm câu hỏi tự luận ngắn trong đề thi vào lớp 10

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn | Design by wowwgame.com

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn | Design by wowwgame.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version