• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều

in Góc văn chương
0 0
0
Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.
Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998.

Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu.. Bên cạnh đó, ông còn là chủ biên của nhiều tờ báo khác có tiếng tăm trong làng truyền thông đại chúng ở Việt Nam.

Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt.

Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.

Ngoài giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước.

Thơ

Ngôi nhà tuổi 17 (1990)
Sự mất ngủ của lửa, 1992
Những người đàn bà gánh nước sông, 1995
Những người lính của làng, 1996
Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996
Nhịp điệu châu thổ mới, 1997
Bài ca những con chim đêm, 1999
Thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004
Cây ánh sáng, 2009
Châu thổ, 2010
Tiếng vọng

Văn xuôi (Tiểu thuyết, truyện ngắn)

Mùa hoa cải bên sông, 1989 – Được chuyển thể thành phim Lời nguyền của dòng sông (1992) Đạo diễn : Khải Hưng
Tiếng gọi cuối mùa đông – Được chuyển thể thành phim Tiếng gọi bên sông (1993) Đạo diễn : Nguyễn Hữu Phần
Cái chết của bầy mối, 1991
Người đàn bà tóc trắng, 1993
Bầy chim chìa vôi
Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991
Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991
Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992
Tiếng gọi tình yêu, 1993
Kẻ ám sát cánh đồng, 1995
Người đàn bà tóc trắng, truyện ngắn, 1996
Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn, 1997
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998
Người cha, truyện thiếu nhi, 1998
Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi, 1998
Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi, 2000
Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi, 2001
Người nhìn thấy trăng thật, truyện ngắn, 2003
Người, chân dung văn học, 2008
Ba người, chân dung văn học (in chung), 2009
Có một kẻ rời bỏ thành phố, tiểu luận, 2010
Trong ngôi nhà của mẹ,2016

Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Tập thơ mới nhất của anh, Cây ánh sáng – Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2009 đang thu hút sự chú của dư luận và giới phê bình[1]

Tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô (xem thêm làng Nhô) phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998
Sách dịch

Khoảng thời gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997
Chó hoàng Đingô, truyện ngắn Úc, 1995
Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002

Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh và và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận… với các bút danh như Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê…

Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thuỵ Điển, Malaysia, Thái Lan…

Giải thưởng văn học:

– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa.

– Giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America năm 1998.

Quan niệm văn học:

– Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.

– Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.

– Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.

Chủ đề: Nguyễn Quang Thiều quê ở đầuNguyễn Quang Thiều sáchNguyễn Quang Thiều tác phẩmNhững bài thơ của Nguyễn Quang ThiềuPhong cách sáng tác của Nguyễn Quang ThiềuSự nghiệp của tác gia Nguyễn Quang ThiềuTiểu sử Nhà văn Nguyễn Quang ThiềuTìm hiệu ghi văn tắt thông tin giới Thiều về nhà văn Nguyễn Quang Thiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những nhận định về Thạch Lam
Góc văn chương

Nhận định về phong cách sáng tác của Thạch Lam

Nhà thơ Sương Nguyệt Anh
Góc văn chương

Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt Nam

Nhà thơ Lưu Quang Vũ
Góc văn chương

Người thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ

Nhà văn Nguyễn Thi
Góc văn chương

Nhà văn Nguyễn Thi, một cá tính văn chương hiếm gặp

Nhà thơ Lưu Trọng Lư
Góc văn chương

Lưu Trọng Lư – “chiến tướng” của phong trào Thơ mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Góc văn chương

Chủ tịch Hồ Chí Minh và 10 dự đoán cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến cách mạng giải phóng dân tộc

Bài viết mới
Nhà thơ Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư – “chiến tướng” của phong trào Thơ mới

Tình thương là hạnh phúc của con người

Hướng dẫn làm bài Nghị luận xã hội "Tình thương là hạnh phúc của con người"

Nhà văn Nguyễn Thi

Nhà văn Nguyễn Thi, một cá tính văn chương hiếm gặp

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Cách học giỏi văn biểu cảm | Cách viết đoạn văn biểu cảm hay

Cách học giỏi văn biểu cảm | Cách viết đoạn văn biểu cảm hay

Nguyễn Bính - Người giữ hồn quê hương

Nguyễn Bính – người giữ hồn quê

Nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.

Nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.

Những câu nói dùng để vận dụng đoạn nghị luận xã hội

Những câu nói dùng để vận dụng đoạn nghị luận xã hội

Trình bày suy nghĩ về những đóng góp thầm lặng – Ngữ văn 7 KNTT

Trình bày suy nghĩ về những đóng góp thầm lặng – Ngữ văn 7 KNTT

Cảm nhận ba khổ thơ đầu bài “Bếp lửa” của Bằng Việt

Cảm nhận ba khổ thơ đầu bài “Bếp lửa” của Bằng Việt

Hình ảnh người nông dân Việt Nam qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu

Hình ảnh người nông dân Việt Nam qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu

Kể về một buổi tối thứ bảy của gia đình em

Kể về một buổi tối thứ bảy của gia đình em

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In