1. Cảm nhận của tác giả về những tín hiệu đất trời sang thu. (khổ 1)
a. Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế trong không gian gần và hẹp.
“Bỗng nhận ra… thu đã về”
– Với sự nhạy cảm tinh tế bằng khứu giác và xúc giác kết hợp với những từ ngữ giàu sức gợi tả, tác giả đã | miêu tả rất cụ thể những hình ảnh thiên nhiên. Tất cả gợi hình ảnh đầu thu ổi chín rộ, hương ổi thơm mát lan tỏa khắp không gian như truyền đi thông điệp mùa thu đến khắp đường thôn ngõ xóm.
+ Động từ “phả” khiến ta cảm nhận hương ổi đặc sánh lại, từ cái vô hình trở thành cái hữu hình. Hương vị mùa thu đang đọng trong hương ổi và ướp ngọt không gian.
+ “Gió se” là gió chớm đầu thu, se sắt chớm lạnh, khô hương vị ổi. Tất cả tạo sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương.
– Cùng với hương ổi, tác giả cảm nhận bằng thị giác hình ảnh “sương chùng chình qua ngổ”, là hình ảnh mang nét độc đáo của hồn thu đất Việt.
– “Chùng chình” là cách viết nhân hóa khiến ta cảm giác sương cũng đang cố ý đi chậm lại, quấn quýt nơi đường thôn ngõ xóm (ngõ thông thương giữa hai mùa).
– Sự chùng chình ấy như chưa muốn chia tay mùa hạ, đồng thời cũng gợi vẻ tư lự của con người trước cảnh thiên nhiên giao mùa.
→ Qua các giác quan thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương) đến nhỏ hẹp và gần (ngõ). Nhưng tất cả đều rất mơ hồ, chưa rõ rệt.
b. Tâm thế đón nhận thu sang của tác giả.
– Thi nhân cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan song có phần khá đột ngột.
+ “Bỗng”, được đặt lên đầu câu thể hiện một thoáng bất giác bất ngờ nhận ra những tín hiệu mùa thu.
+ Mùa thu gõ cửa tâm hồn thi nhân làm ông chợt bừng tỉnh và nhận ra “Hình như thu đã về”.
– Câu thơ cuối có sự đan cài ba kiểu câu: câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn. Đều đó làm rõ hơn cái cảm giác mơ hồ về không gian và thời khắc chớm thu.
→ Khổ thơ đầu đã cho thấy những tín hiệu đầu tiên của mùa thu và tâm hồn thi nhân cũng biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa.
2. Cảm nhận của tác giả về những biến chuyển của không gian lúc giao mùa.
a. Sự vật vào thu được quan sát trong không gian dài, rộng và cao hơn.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
– Nghệ thuật đối lập “dềnh dàng – vội vã” tạo nên không gian vừa rộng mở vừa cao vời, với những động thái trái ngược nhau tạo nên sự phong phú cho thiên nhiên khi chuyển mùa.
+ Phép nhân hóa và từ láy gợi hình: “sông được lúc dềnh dàng” gợi vẻ hiền hòa của dòng chảy. Đồng thời, dòng sông cũng như lắng lại, ngẫm ngợi như vẻ suy tư của tác giả.
+ Đối lập với trạng thái trên là cánh chim “bắt đầu vội vã” cũng với phép nhân hóa và từ láy gợi cảm: chim cũng vội vã tìm về tổ khi hoàng hôn buông xuống hay chúng cũng đang “vội vã” chuẩn bị cho công cuộc bay đi tránh rét.
– Qua các từ “được lúc”, “bắt đầu”, cho thấy thu vừa mới chớm, tác giả phải quan sát kĩ lắm mới nhận ra được cái bắt đầu ấy.
b. Bức tranh thiên nhiên được mở rộng không gian từ gần đến xa, từ mặt đất lên bầu trời.
– Đám mây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Động từ “vắt” gợi tả được sự mềm mại, biến hình của đám mây.
+ Đám mây như chiếc khăn voan mỏng vắt qua sợi dây vô hình giữa không gian. Đám mây ấy mang hai sắc của hạ và thu, hai mùa đang rất gần nhau không rõ ranh giới.
+ Đám mây vừa thực vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ. Đó là vẻ đẹp của khúc biến tấu lúc giao
mùa.
– Tâm hồn thi sĩ rất tinh tế khi biến cái vô hình thành hữu hình (hai mùa được miêu tả qua đám mây).
=> Tóm lại, với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tâm hồn nhà thơ đã mở rộng để cảm nhận thiên nhiên sang thu với tâm hồn say sưa, giao cảm với thiên nhiên.
3. Cảm nhân bức tranh thu được hoàn tất và có thêm những tâm tưởng, suy tư của tác giả.
a. Sự đối lập chuyển biến giữa các hiện tượng, sự vât.
“Vẫn còn bao nhiêu…hàng cây đứng tuổi ”
– Ranh giới hai mùa thật mong mạnh, phải tinh tế nhạy cảm lắm mới nhận ra được.Vẫn là “nắng mưa, sấm chớp” như trong mùa hạ nhưng mức độ đã khác, chừng mực và ổn định hơn.
– Đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng đặc trưng của mùa hè như: “nắng, mưa, sấm” đi liền với những tính từ chỉ mức độ giảm dần: “vẫn còn”, “vơi dần”, “cũng bớt” cho thấy mùa hạ còn nhưng đã chuyển dần sang thu.
– “Hàng cây đứng tuổi” đã trải qua bao mùa thay lá càng trở nên vững vàng. Thiên nhiên đang dần đi và quỹ đạo ôn định của mùa thu.
b. Những suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời.
– Nghệ thuật nhân hóa “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến thiên nhiên hiện lên có hồn.
– Hai câu thơ vừa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ:
+ Tả thực: “sấm” là hiện tượng của tự nhiên, thường xảy ra vào mùa hạ, sang thu sầm thưa và nhỏ dần; “hàng cây đứng tuổi” là những cây lâu năm đã trải qua bao mùa nắng mưa trở nên cứng cỏi hơn.
+ Ân dụ: “sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” là những con người từng trải sau bao biến động của cuộc đời trở nên vững vàng.
→ Hai câu cuối đã chuyển sang những suy ngẫm sâu xa, cảnh vật sang thu khiến hỗn người cũng sang thu. Con người cũng bịn rịn, lưu luyến chia tay với tuổi trẻ nhưng cũng khẩn trương và chững chạc hơn khi bước vào độ tuổi sang thu. Như vậy, Hữu Thỉnh đã có công làm mới cho thờ thu vốn rất phong phú và đẹp đẽ.
🔻 Xem thêm:
- Đoạn văn theo cách tổng – phân hợp làm rõ bức tranh thiên nhiên lúc sang thu.
- Tình yêu và sự gắn bó thiên nhiên đã giúp Hữu Thỉnh viết nên những vần thơ “ Sang thu” thật sinh động và ý nghĩa
- Cảm nhận khổ đầu bài “Sang thu” và “Mùa xuân nho nhỏ”
- Phân tích bài thơ Sang Thu – Hữu Thỉnh
Thảo luận về bài viết này