• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Phân tích đoạn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” liên hệ với bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)

in Học Văn 12
0 0
0
Phân tích đoạn mở đầu "Tuyên ngôn độc lập"

Phân tích đoạn mở đầu "Tuyên ngôn độc lập"

Đề bài: Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh viết:

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016)

Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới bài thơ Chiều tối – trích Nhật kí trong tù (SGK Ngữ văn 11 tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam 2016) để nhận xét về sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

Tóm tắt nội dung

  • 1.Mở bài
  • 2. Thân bài
  • 3. Kết bài

1.Mở bài

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

2. Thân bài

* Phân tích đoạn trích

Các em có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Nội dung: Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.

– Cách thức thể hiện nội dung.

+ Trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp” năm 1791, làm cơ sở pháp lí.

+ Dùng phép suy luận tương đồng Suy rộng ra…

+ Dùng câu văn khẳng định : Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

+ Cách viết ngắn gọn, súc tích, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

– Hiệu quả.

+ Khẳng định quyền tự do độc lập là của mọi dân tộc chứ không riêng bất cứ quốc gia nào, đó là lẽ phải là chân lí.

+ Thủ pháp gậy ông đập lưng ông đã bác bỏ một cách hiệu quả luận điệu dối trá của thực dân Pháp.

+ Một cách kín đáo thể hiện niềm tự hào dân tộc thông qua việc đặt nền độc lập của Mỹ và Pháp ngang với nền độc lập của Việt Nam.

+ Từ quyền bình đẳng tự do của con người, Hồ Chí Minh phát triển thành quyền bình đẳng tự do của dân tộc, một đóng góp to lớn với lịch sử tư tưởng nhân loại và phong trào giải phòng dân tộc trên thế giới.

* Liên hệ tới bài thơ Chiều tối

– Nội dung: Mượn hình ảnh cánh chim,chòm mây, cô gái xay ngô và lò than rực hồng, HCM đã khắc họa vẻ đẹp bức trang thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người lúc chiều muộn. Cảnh thiên nhiên đang chuyển vào đêm tối, ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình.

= >Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Bài thơ cho ta gặp tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.

– Bút pháp nghệ thuật: vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại:

+ Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại

+ Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối lạnh lẽo ra ánh sáng ấm áp, luôn hướng đến sự sống, tương lai.

* Nhận xét về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

– Tính đa dạng:

Mỗi thể loại Hồ Chí Minh đều tạo được những nét riêng độc đáo và hấp dẫn:

+ Văn chính luận: Thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, thấm đượm tình cảm lại giàu hình ảnh, giọng điệu đa dạng, khi ôn tồn thấu tình đạt lý, khi đanh thép mạnh mẽ, hùng hồn.

+ Thơ ca nghệ thuật hầu hết là thơ tứ tuyệt với bút pháp cổ điển kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại

– Tính thống nhất:

Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng ở các thể loại nhưng lại thống nhất ở cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật, thể hiện nhuần nhị và sâu sắc tư tưởng, tình cảm của người cầm bút; đồng thời, từ tư tưởng tới hình tượng nghệ thuật đều luôn luôn vận động một cách tự nhiên nhất quán, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

3. Kết bài

Đánh giá lại vấn đề

Chủ đề: Cảm nhận Tuyên ngôn độc lập đoạn 1Dàn ý Tuyên ngôn độc lập đoạn 1Dàn ý Tuyên ngôn độc lập đoạn cuốiMở bài Tuyên ngôn độc lập đoạn 1Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích sau Hỡi đồng bào cả nướcphân tích hỡi đồng bào cả nước ... không ai chối cãi đượcPhân tích Tuyên ngôn độc lập đoạn 1Phân tích Tuyên ngôn độc lập đoạn 2

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách ghi nhớ thông tin tác giả bằng từ khóa quan trọng
Học Văn 12

Cách ghi nhớ thông tin tác giả bằng từ khóa quan trọng

Phân tích đoạn mở đầu "Tuyên ngôn độc lập" của tác giả Hồ Chí Minh
Học Văn 12

Phân tích đoạn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người qua khổ thơ 5,6 bài Tây Tiến - Quang Dũng
Học Văn 12

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người qua khổ thơ 5,6 bài Tây Tiến – Quang Dũng

Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ"Nhớ gì như.... bẻ từng bắp ngô"
Học Văn 12

Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ”Nhớ gì như…. bẻ từng bắp ngô”

Cảm nhận về mối quan hệ của mỗi cá nhân với đất nước trong đoạn thơ: "Trong anh và em... đất nước muôn đời"
Học Văn 12

Cảm nhận về mối quan hệ của mỗi cá nhân với đất nước trong đoạn thơ: “Trong anh và em… đất nước muôn đời”

Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu qua khổ 5,6,7 bài Sóng - Xuân Quỳnh
Học Văn 12

Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu qua khổ 5,6,7 bài Sóng – Xuân Quỳnh

Bài viết mới
Chứng minh tác phẩm Chí Phèo có sự gợi mở và khép lại kỳ diệu

Chứng minh tác phẩm Chí Phèo có sự gợi mở và khép lại kỳ diệu

Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Cảm nhận vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong qua hai đoạn trích "Những ngôi sao xa xôi"

Cảm nhận vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong qua hai đoạn trích "Những ngôi sao xa xôi"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh - Dàn ý chi tiết

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Dàn ý chi tiết

Tình thương là hạnh phúc của con người

Hướng dẫn làm bài Nghị luận xã hội “Tình thương là hạnh phúc của con người”

Nghị luận xã hội "Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng"

Nghị luận xã hội “Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng”

Đoàn thuyền đánh cá

Ý nghĩa của tiếng hát trong “Đoàn thuyền đánh cá”

Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8

Soạn văn 8 – Hịch tướng sĩ

Tổng hợp Mở bài, Kết bài cho bài văn cảm nhận về tình cha con

Tổng hợp Mở bài và Kết bài cho bài văn “Cảm nhận về tình cha con”

Soạn bài Viết đơn, luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

Soạn bài Viết đơn, luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

Nghị luận xã hội - Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay

Nghị luận xã hội – Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay

Đọc truyện : Vợ chồng A Phủ

Đọc truyện : Vợ chồng A Phủ

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version