• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Phân tích hai khổ đầu bài “Ánh trăng”

in Học Văn 9
0 0
0
Phân tích hai khổ đầu bài “Ánh trăng”

Đề bài : Cảm nhận của em về những khổ thơ sau:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Xem Nhanh

  • I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
  • II/ Thân bài
    • 1.Khái quát về tác phẩm
    • 2.Cảm nhận đoạn thơ
      • 2.1. Khổ 1
      • 2.2. Khổ 2.
      • 3,Đánh giá: 

I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

     Có những tác phẩm đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi xem lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi, nhưng cũng có những tác phẩm như dòng chảy qua tâm hồn ta để lại trong ta những ấn tượng trạm khắc trogn tâm khảm. Và “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy cũng là một tác phẩm như thế. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là 2 khổ thơ đầu.

II/ Thân bài

1.Khái quát về tác phẩm

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được sang tác năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước giành được độc lập. Khi đó nhà thơ đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh – nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi nhiều người lính trở về sau khi  kết thúc những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. Bài thơ là một lời nhắc nhở của tác giả với người đọc về đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, về lẽ sống thủy chung tình nghĩa.

2.Cảm nhận đoạn thơ

2.1. Khổ 1

Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về những năm tháng tuổi thơ, tuổi trẻ:
”Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
 + Trong khổ thơ này, tác giả có nhắc đến hai thời điểm của cuộc đời người lính. “Hồi nhỏ”  là biểu thị thời gian trong quá khứ, cho những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của cuộc đời mỗi con người. Khi ấy con người đã có những phút giây sống chan hòa với thiên nhiên.

+ Các hình ảnh lớn dần “đồng, sông, bể” mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác nha nhưng tất cả đều là thiên nhiên hồn hậu, bình dị. Cánh đồng lúa, hay cỏ hoa, lúc nào cũng ngập tràn nắng gió, ngập tràn những tâm tư dịu dàng, ngập tràn cái thanh bình, hạnh phúc. “Sông” dạt dào chảy, nước sông trong vắt “soi tóc những hàng tre”, soi bóng cả cái tâm hồn ngây thơ, đong đầy biết bao ước mơ trẻ nhỏ. “Bể” hiền hậu nhưng cũng vô cùng dữ dội, mang theo bao con sóng vỗ bờ, mang theo bao hoài bão của tuổi hồng mộng mơ.

+ Và “đồng, sông, bể” đã gắn bó với nhân vật trữ tình, một cách thắm thiết, như người bạn thuở ấu thơ thân thương gần gũi. Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự kết nối con người với những tươi đẹp tuổi thơ, với vầng trăng dung dị của quá khứ.

2.2. Khổ 2.

-Thế rồi những đứa bé ấy cũng dần lớn lên, trưởng thành và tham gia vào quân ngũ. Ở nơi chiến trường, anh luôn có trăng làm bạn:
”hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

+ Nhà thơ không nhắc đến những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua nhưng hai chữ “ở rừng” đã cho người đọc hình dung được một cách đầy đủ và trọn vẹn những tối tăm, gian khổ trong những ngày tham gia quân ngũ. Nhưng dù có khó khăn, tăm tối thì người lính vẫn vượt qua được vì họ luôn có tinh thần lạc quan và hơn cả là luôn có ánh trăng làm người bạn đồng hành.
  +  Biện pháp nhân hóa đã được tác giả sử dụng để biến trăng thành “tri kỷ”, thành người bạn chí cốt lúc nào cũng hiểu hết về nhau. Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cung xao xuyến, bốn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê. Vầng trăng vẫn tròn đầy dù trải qua bao mưa bom bão đạn, vẫn sáng trong dù đã trải qua thời gian khó khăn nhất, tối tăm nhất.
”Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”
Vầng trăng ngày ấy mới đẹp làm sao! Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên” cho ta thấy rõ hơn vẻ đôn hậu hiền hòa của ánh trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bây giờ: không giả tạo, giả dối, không lọc lừa nhỏ nhen, không có những toan tính thiệt hơn, những đố kị ghen ghét. Trong sáng vô tư như tuổi thơ, chân thành và thật thà như nhiệt huyết sục sôi của người lính trẻ_ cách so sánh trăng với vẻ hồn nhiên như cây cỏ của nhà thơ Nguyễn Duy đã đem lại cho ta ấn tượng đó về ánh trăng quá khứ. “Cây cỏ”_những sự vật tưởng chừng vô tri giác nhưng lại mang một hàm ý lớn lao: cây cỏ tạo ra dưỡng khí giúp ích cho đời, sống cuộc sống hồn nhiên, không chen lấn giành giật với đời, không nghi kị xảo trá mà tự nhiên, chan hòa với mọi người mọi vật. Vầng trăng của ngày ấy thật tự nhiên, không giấu, không che đậy, gần gũi hoang sơ như dáng vóc mộc mạc của người lính, tỏa sáng vằng vặc, đẹp đến nỗi nhân vật trữ tính – người lính đã phải nói rằng:
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
+ Từ “ngỡ” ở đây không dưng lại làm ta hình dung rõ cái mầm mống, cái dự báo của sự lãng quên. Lãng quên cái vầng trăng tròn ắp đầy tình nghĩa, hoang sơ mộc mạc như cây cỏ, chân chất đôn hậu như người chiến sĩ đã trải lòng mình ra với thiên nhiên.

+ Đoạn thơ cũng diễn tả một cách rõ nét những nỗi đau trong lòng con người: Lúc nào cũng nghĩ là mình sẽ nhớ, cũng khăng khăng sẽ khắc sâu vào tâm tưởng nhưng rồi tự bao giờ, ta đã không thể cùng ánh trăng tình nghĩa kia đi trọn kiếp người được nữa. Bởi vì nó đã bị ta bỏ lại đằng sau, cùng với những kỉ niệm đáng nhớ của một thời xưa cũ ấy_ ta đã quên. Ý thơ lay động tâm hồn, thức tỉnh lương tâm những kẻ vô tình, gợi nhắc về cái “vầng trăng tình nghĩa”, về biểu tượng đẹp của một thời quá khứ hào hùng.

3,Đánh giá: 

Như vậy, bằng biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Trong quá khứ, trăng ko chỉ là thiên nhiên hồn hậu,trữ tình mà còn là người bạn của tuổi thơ, là tri kỉ của người lính trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Vầng trăng ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời của nhân vật trữ tình mà chính anh cũng nghĩ rằng không bao giờ quên được. Mỗi vần thơ của Nguyễn Duy được cất lên, ta lại cảm nhận được sự trân trọn của ông dành cho thiên nhiên nghĩa tình, cho quá khứ vẹn nguyên đẹp đẽ. Tình cảm cao đẹp ấy thật đáng trân trọng.

III/ Kết bài

Có thể nói rằng “Ánh trăng” của  Nguyễn Duy là một bài thơ độc đáo. Bài thơ ấy  đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng của nhà thơ, càng thêm yêu mến, trân trọng những năm tháng tuổi thơ của mình, trân trọng gia đình và quê hương đất nước. Từ sự đa nghĩa của hình ảnh vaanfd trăng trong bài thơ, Nguyễn Duy đã đem đến cho ngườ đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về tình yêu thien nhiên, về đạo lí sống uống nước nhớ nguồn, về lẽ sống thủy chung tình nghĩa. Và có lẽ chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử, “ Ánh trăng” của  Nguyễn Duy  vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.

Chủ đề: Cảm nhận của em về 3 khổ thơ đầu bài Ánh trăngCảm nhận của em về hai khổ thơ đầuDàn ý cảm nhận 3 khổ cuối bài Ánh trăngDàn ý cảm nhận về khổ thơ đầu bài Ánh trăngLiên hệ mở rộng bài Ánh trăngNhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăngNội dung 2 khổ đầu bài Ánh trăngNội dung khổ 3 bài Ánh trăng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Học Văn 9

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”
Học Văn 9

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”

Cảm nhận của em về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
Học Văn 9

Cảm nhận của em về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Truyện Kiều
Học Văn 9

Phân tích đoạn thơ sau: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm {…..} Ầm ầm tiếng sóng quay quanh ghế ngồi”

Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi
Học Văn 9

Đề 5: Phân tích nhân vật Phương Đinh qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
Học Văn 9

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

Bài viết mới
Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu”

Phân tích bài thơ "Câu cá mùa thu"

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ”

Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong "Hai đứa trẻ"

Kiến thức cơ bản “Cảnh ngày xuân”

Kiến thức cơ bản "Cảnh ngày xuân"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương

Phân tích 13 câu đầu bài “Vội vàng”

Phân tích 13 câu đầu bài “Vội vàng”

Văn 6 KNTT – Phân tích bài “Con chào mào”

Văn 6 KNTT – Phân tích bài “Con chào mào”

Chuyện ít biết về nhà văn Nam Cao

Chuyện ít biết về nhà văn Nam Cao

Phân tích truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn

Phân tích truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Chi tiết “nắm lá ngón” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

Chi tiết “nắm lá ngón” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

Phân tích truyện “Sự tích Hồ Gươm”

Phân tích truyện “Sự tích Hồ Gươm”

Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí

Cảm nhận ba câu cuối bài Đồng chí

Ôn tập cách viết đoạn văn

Ôn tập cách viết đoạn văn

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In