Đề bài: Trong Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
– Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thủng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không củi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 8) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên.
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị, đoạn trích
– Tô Hoài là một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam, nổi bật với vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, lối viết tự nhiên, giàu chất thơ.
– Vợ chồng A Phủ: Truyện Tây Bắc (1953)
– Nhân vật Mị: Cuộc sống bất hạnh khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, đêm mùa xuân ở Hồng Ngài…
– Doạn trích: Hoàn cảnh và diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài, khi Mị hồi sinh khát vọng sống, muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột.
II. Thân bài
a. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích
a1. Sự hồi sinh sức sống, khát vọng tự do
– Hành động từ sự thức tỉnh
+ Lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng +) Tả thực: Thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối.
+ Biểu tượng: Thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối, ngưng đọng và cơ cực của Mị.
+ Quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong và ch +) Tả thực: Mị muốn làm đẹp
+) Biểu tượng: vẻ đẹp nữ tính
– Hồi sinh khát vọng sống, khát vọng tự do
+ Ý thức muốn thay đổi, Mị đã hành động để thay đổi cuộc sống hiện tại: quan tâm đến bản thân, muốn đi chơi tết như những ngày chưa về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
+ Nhà văn đã rất tinh tế khi miêu tả tâm trạng của Mị: khi bị chà đạp, Mị nhẫn nhục và cam chịu; khi khát vọng sống trỗi dậy, Mị quan tâm bản thân.
Những hành động diễn ra liên tiếp, nhanh gọn, thể hiện một “quyết tâm” đòi được hưởng thụ mùa xuân, đi chơi xuân như một người tự do. Một tuổi trẻ bị chôn vùi trong bất hạnh đã bắt đầu lên tiếng nói. Nhưng hoàn cảnh của Mị quả là không dễ dàng vượt thoát khi sức mạnh của những kẻ bạo tàn vẫn còn đó.
a2. Sự đày đọa về thể xác, chà đạp về tinh thần
– Đày đọa về thể xác: hai tay Mị bị trói bằng thắt lưng, trói đứng vào cột bằng sợi đay.
– Chà đạp về tinh thần: khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị bị vùi dập.
– Sự độc ác của A Sử nỗi bất hạnh của Mị
=> Tố cáo, lên án sâu sắc sự chà đạp, áp bức đối với thân phận con người.
a3. Sự giằng xé giữa khát vọng tự do và nhận thức về thực tại nghiệt ngã
– Khát vọng tự do
+Trạng thái:
+) Im lặng, không biết mình bị trói => không phải im lặng nhẫn nhục, cam chịu như trước mà im lặng bởi tâm trí Mị đang để ở tiếng sáo gọi bạn yêu.
+) Trong men rượu nồng nàn, Mị nghe tiếng sáo để theo những
cuộc chơi.
+) Nuối tiếc quá khứ: Âm thanh tiếng sáo và lời bài hát không chỉ nói về tình yêu mà còn là những âm thanh, ca từ tiếc nuối.
+ Hành động: vùng bước đi − phản ứng quyết liệt, táo bạo, quên đi cuộc sống thực tại, sống với thế giới tự do trong tiềm thức của mình.
– Nhận thức về thực tại nghiệt ngã
+ Cảm giác chân tay đau không cựa được => hiện hữu, cụ thể
+ Âm thanh tiếng chân ngựa đạp vào vách => Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, trở về với thực tại đau khổ.
+ Tương phản giữa ước mơ, khát vọng với thực tại nghiệt ngã: âm thanh tiếng sáo >< tiếng chân ngựa đạp vách.
Mị trong tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, vẫn phảng phất nghe âm thanh tiếng sáo, nhưng đã có lẫn tiếng chân ngựa đạp vào vách. Khát vọng và thực tế đan xen, Mị vừa sống trong tâm trạng chơi vơi của những khát vọng và những hình ảnh quá khứ hiện về, vừa chợt nhận ra mình “không bằng con ngựa”.
Khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị dẫu bị vùi dập nhưng người đọc có quyền tin rằng sau đêm mùa xuân, Mị đã đổi khác. Khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị không bị dập tắt, nó giống như tia lửa âm ỉ cháy, chỉ cần ngọn gió thổi đến sẽ bùng lên mạnh mẽ.
b. Đánh giá chung
* Giá trị hiện thực và nhân đạo
Giá trị hiện thực: phản ánh hiện thực tăm tối của những số phận nô lệ đang tự tìm hướng đi giải phóng cuộc đời mình.
– Giá trị nhân đạo
+ Tình yêu thương người lao động lương thiện, bất hạnh, mở ra cánh cửa trong cách tiếp cận đề tài Tây Bắc.
+ Bằng tình yêu và niềm tin vào con người, nhà văn khẳng định: cái ác, cái xấu, bạo quyền không thể hủy diệt được phẩm chất và sức sống của con người; con người sẽ thay đổi hoàn cảnh và số phận của mình.
* Giá trị nghệ thuật
– Miêu tả nhân vật tinh tế, chân thực: vừa âm thầm buông trôi cho số phận, vừa bùng phát bản năng sống tự do.
– Lựa chọn chi tiết đặc sắc: thắp lại đèn, tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách…
– Ngôn ngữ sinh động, giàu giá trị biểu cảm, thể hiện nội tâm nhân vật: Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa….
III. Kết bài
Nhân vật Mị được khắc họa nổi bật ở số phận bất hạnh và sự hồi sinh khát vọng sống, khát vọng tự do; sự phát triển trong nhận thức: từ một con người cam chịu đã trở thành một con người có cảm xúc; có ý thức về thân phận. Sự vận động trong tâm trạng, hành động của Mị thể hiện tư tưởng nhân đạo mà nhà văn gửi gắm: tình yêu thương, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và sức sống bất diệt của con người. Đoạn trích thể hiện tài năng của Tô Hoài trong miêu tả tâm lí nhân vật.
🔻 Xem thêm:
- Dẫn chứng liên hệ mở rộng tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Phân tích Vợ chồng A phủ để làm sáng tỏ “Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất”
- Chi tiết “nắm lá ngón” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
- Hình ảnh người phụ nữ trong các truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa
- Chi tiết “căn buồng Mị nằm” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Discussion about this post