• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Phân tích “Vẻ đẹp của bài cao dao” – Văn 6 Cánh diều

in Học Văn 6
0 0
0
Phân tích “Vẻ đẹp của bài cao dao” – Văn 6 Cánh diều

Hoàng Tiến Tựu (1933 – 1998), là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.  Văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” là bài viết đặc sắc thể hiện những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ  của ông về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…” . Với lập luận xuất sắc với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục; ngôn ngữ lập luận sắc bén, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật .

Trình tự lập luận rõ rành, các luận điểm mạch lạc, chặt chẽ, tạo sức hấp dẫn cao. Văn bản chia làm bốn phần, trước hết tác giả khái quát vẻ đẹp của bài ca dao ở cả nội dung và hình thức thể hiện. Phần thứ hai Hoàng Tiến Tựu nêu bố cục bài ca dao. Tiếp đến là phần phân tích bài ca dao. Phần phân tích tách làm hai ý, lần lượt là hai câu đầu rồi đến hai câu cuối bài ca dao.

Trước hết, tác giả khái quát vẻ đẹp của bài ca dao. Với cách vào đề trực tiếp, tác giả đã trích bài ca dao. Cách trích dẫn ấy, người đọc được đắm chìm trong những câu lục bát nhẹ nhàng của bài ca dao quen thuộc. Tác giả nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao dược chỉ ra rất cụ thể. Hai cái đẹp là “cánh đồng và cô gái thăm đồng” đều được miêu tả rất hay. Còn cái hay là “cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác”. Với cách nhìn nhận ấy, tác giả khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt không lẫn vào một bài ca dao nào trong kho tàng ca dao dân tộc.

Hoàng Tiến Tựu đã nhìn vào bố cục bài ca dao để khám phá vẻ đẹp của nó. Phân tích bố cục bài ca dao là một cách cảm nhận ca dao. Tác giả đi từ ý kiến của nhiều người thường chia bài ca dao làm hai phần (hai câu đầu – hai câu cuối, hình ảnh cánh đồng – hình ảnh cô gái thăm đồng) để đi đến cách khám phá mới mẻ và sáng tạo của mình. Theo tác giả không hoàn toàn như vậy. Bởi vì ngay hai câu đầu, cô gái đã xuất hiện, cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. Cô gái hiện lên năng động, tích cực ‘đứng bên ni đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng”, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát. Từ đó, ông khẳng định ý kiến không nên chia hai phần để phân tích. Với cách nhìn nhận đó, tác giả cho người đọc nhận ra cách nhìn đa chiều về tác phẩm văn học và mỗi người cần có những cách nhìn mới mẻ, chứ không dập khuôn theo lối mòn khi cảm nhận tác phẩm văn học.

Phân tích bài ca dao chính là phần quan trọng nhất của quá trình tác giả tìm kiếm vẻ đẹp của nó. Trước tiên, tác giả Hoàng Tiến Tựu nêu cảm nhận của mình về hai câu đầu của bài ca dao. Sự phát hiện cấu trúc ngữ pháp của hai câu đầu đều không có chủ ngữ, tác giả hình dung tưởng tượng ra cảnh cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn. Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. Cái nhìn khái quát cảnh vật nhờ vào những đặc sắc nghệ thuật của hai câu đầu là điệp từ, điệp cấu trúc, đảo ngữ “đứng bên ni đồng”, “đứng bên tê đồng”, “ngó”, “bát ngát”, “mênh mông”. Đây chính là cái tinh tế trong ngôn ngữ của bài ca dao này.

Nét đẹp ở hai câu cuối bài ca dao là hình ảnh. Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ dưới “ngọn nắng hồng ban mai“. Ngọn nắng chín là ánh ban mai tinh khôi trong trẻo của Mặt Trời. Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước. Tả “chẽn lúa đòng đòng” trong mối liên hệ so sánh với cô gái đi thăm đồng. Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống. Cuối cùng khẳng định lại “Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng“. Từ cái nhìn chi tiết và trí tưởng tưởng, niềm yêu mến tha thiết với thiên nhiên và con người, tác giả khám phá từng nghệ thuật của bài ca dao như so sánh: “Thân em” – “chẽn lúa đòng đòng”, cách dùng từ ngữ độc đáo “ngọn nắng”…

Qua văn bản, người đọc thấy được sự trân trọng, tìm tòi của tác giả Hoàng Tiến Tựu khi khám phá vẻ đẹp của bài ca dao của nhân dân lao động. Điều đó thể hiện niềm say mê, tình cảm trân trọng, gắn bó, yêu mến của nhà nghiên cứu đối với văn học dân gian của dân tộc. Đọc văn bản, người đọc rút ra được bài học khi tìm hiều một bài ca dao là phải khám khá cả vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài ca dao; chú ý đến bố cục của bài ca dao, các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc,… .Mỗi chúng ta cần ý thức được rằng cảm nhận văn học cần phải có sự tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp mới mẻ của tác phẩm ấy.

Tóm lại, văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” (Hoàng Tiến Tựu) là áng văn đặc sắc bàn về giá trị của một bài ca dao quen thuộc. Văn bản thành công ở nghệ thuật lập luận, với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng sinh động, thuyết phục, ngôn ngữ lập luận sắc bén. Bài viết có những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ về đối tượng nghị luận. Tác giả đã khám phám những vẻ đẹp thú vị của bài ca dao, tránh sa vào cảm nhận theo lối mòn đã có trước đó.

🔻 Xem thêm:

  • Phân tích truyện “Bức tranh của em gái tôi”
  •  Phân tích bài “Con chào mào”
  • Phân tích truyện “Gió lạnh đầu mùa”
  • Phân tích truyện “Cô bé bán diêm”
Chủ đề: Bố cục Vẻ đẹp của một bài ca daoGiáo án Vẻ đẹp của một bài ca daoNội dung chính của bài Vẻ đẹp của một bài ca daoSoạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao ngắn nhấtSoạn Vẻ đẹp của một bài ca dao lớp 6Tóm tắt bài Vẻ đẹp của một bài ca daoVẻ đẹp của một bài ca dao lớp 6Vẻ đẹp của một bài ca dao thuộc thể loại gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân
Học Văn 6

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của bản thân

Phân tích văn bản “Nếu bạn muốn có một người bạn”
Tài Liệu Văn 6

Phân tích văn bản “Nếu bạn muốn có một người bạn”

Phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Ngữ văn 6 KNTT
Học Văn 6

Phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Ngữ văn 6 KNTT

Thuyết minh về lễ hội khai ấn đền Trần
Học Văn 6

Thuyết minh về lễ hội khai ấn đền Trần

Tả cảnh quê hương em vào mùa gặt.
Tài Liệu Văn 6

Tả cảnh quê hương em vào mùa gặt.

[Ngữ văn 6 – CD] Phân tích văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”
Tài Liệu Văn 6

[Ngữ văn 6 – CD] Phân tích văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”

Bài viết mới
Đọc – hiểu “Vẻ đẹp của một bài ca dao”

Đọc - hiểu "Vẻ đẹp của một bài ca dao"

Ôn tập văn bản “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước “

Ôn tập văn bản "Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước "

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa?”

Phân tích bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa?”

Cảm nhận hai khổ đầu bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận hai khổ đầu bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua khổ thơ 3,4,5,6 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua khổ thơ 3,4,5,6 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Nghị luận về vai trò của quê hương với mỗi người

Nghị luận về vai trò của quê hương với mỗi người

Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi

Đề 5: Phân tích nhân vật Phương Đinh qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh

Phân tích bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh

Thuyết minh về lễ hội khai ấn đền Trần

Thuyết minh về lễ hội khai ấn đền Trần

Bức tượng đài về người lính trong bài thơ “Đồng chí”

Bức tượng đài về người lính trong bài thơ “Đồng chí”

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In