I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên
– Những sáng tác về Tây Nguyên đã làm nên phần hay nhất, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của nhà văn.
2. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
– Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
– Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai – Quảng Ngãi. Đó là lúc nhà văn muốn viết một bài |“Hịch tướng sĩ” thời đánh Mĩ
II. Đọc hiểu
1.Nhan đề
– Nhà văn Sương Nguyệt Minh từng ví nhan đề như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Để đặt được một nhan đề sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo không phải dễ. Bởi nhan đề vừa phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng, vừa phải nói cô đọng được cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm.
– Gợi ra hình ảnh của những cánh rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên Tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng
2. Cốt truyện
Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Đêm hôm đó, tại nhà cụ Mết, cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cũng là một đoạn đời của làng Xô Man trong kháng chiến.
Hồi đó, Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt, Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ của Đảng. Trong một lần đi liên lạc cho cách mạng, Tnú đã bị giặc bắt.
Ba năm sau, anh vượt ngục trở về làng. Lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú lấy Mai. Thực hiện lời dặn của anh Quyết, Tnú và dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu.
Nghe tin, giặc kéo về làng càn quét, khủng bố. Chúng bắt vợ con Tnú, tra tấn tàn bạo cho đến chết ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, Tnú đã nhảy xổ vào bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai, thậm chí anh còn bị bắt và bị giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay.
Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Tnú tạm biệt làng gia nhập lực lượng quân giải phóng và chiến đấu dũng cảm.
Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị. Trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.
3. HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU
3.1. Cây xà nu – một loài cây mạnh mẽ, giàu sức sống của núi rừng Tây Nguyên
– Loài cây sinh sôi nảy nở khỏe và sức sống dẻo dai, bền bỉ
– Ham ánh sáng, hướng về mặt trời một cách mạnh mẽ
– Có màu sắc tươi đẹp và mùi thơm mỡ màng
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”
“Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”
“Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề…. dần dần bầm |lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”
3.2. Cây xà nu – một chứng tích về tàn bạo của kẻ thù
– Hàng vạn cây bị trúng đạn đại bác của giặc
– Nhiều cây, nhất là cây con bị chết
– Nhiều cây bị thương
3.3. Cây xà nu – loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của người dân làng Xô Man
– Hiện diện trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man
– Hiện diện trong những sự kiện trọng đại của đại của buôn làng
– Hiện diện trong những thời khắc bi hùng của cuộc đời nhân vật chính
* Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả thực kết hợp bút pháp tượng trưng.
+ Kết cấu vòng tròn.
+ Phối hợp các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
4. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NU
Đánh giá chung
– Hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
– Sự kết hợp hài hòa các tầng lớp ý nghĩa qua cảm hứng say mê, ngòi bút giàu tính tạo hình và thấm đượm chất thơ của Nguyễn Trung Thành khiến cho hình tượng cây xà nu có sức hấp dẫn đặc biệt.
Với hình tượng này, phẩm chất cao quí, sức sống quật cường của đồng bào Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ quyết liệt, hào hùng sẽ được khắc tạc sâu bên trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc.
4. Hình tượng nhân vật Tnú
4.1. Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí
– Khi cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
– Khi học chữ thua Mai
– Khi đi liên lạc
– Khi bị giặc phục kích, bị tra tấn dã man
4.2.Tnú là người sớm giác ngộ cách mạng, trung thành với cách mạng
– Khi tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ
– Khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay
4.4. Hình ảnh đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời
– Khi lành lặn: trung thực, yêu thương, nghĩa tình, tín nghĩa, không biết đến bội phản
– Khi bị thương: chứng tích giai đoạn đau thương, lòng căm hận, trừng phạt kẻ thù
4.5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
– Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú bằng bút pháp sử thi với cảm hứng anh hùng ca.
+ Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật (cụ Mết).
– Giọng kể mang đậm tính sử thi.
+ Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt, đột ngột, qua đó bộc lộ phẩm chất, tính cách anh hùng
+ Khắc họa nhân vật với chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc (đôi bàn tay)
+ Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
5. Nhận xét nhân vật Tnú
– Là nhân vật điển hình cho số phận và vẻ đẹp phẩm chất của dân làng xô man nói riêng và con người Tây Nguyên nói chung
– Là nhân vật điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên và chân lí của thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
– Là nhân vật thể hiện rõ nét khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong các sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng của Nguyễn Trung Thành nói riêng và văn học việt nam 1954- 1975 nói chung
Thảo luận về bài viết này