Đề bài: Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
(1) Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2009)
(2) Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, trang 165, NXB Giáo dục)
I. MỞ BÀI
– Giới thiệu tóm tắt hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu.
– Dẫn trích và giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích trong đề bài.
– Cả hai đoạn thơ đều có hình ảnh trăng những mỗi bài lại có những đặc sắc riêng.
II. THÂN BÀI
1. Đoạn trích Đồng chí
a) Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trong một hoàn cảnh khắc nghiệt:
– Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo
– Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu=> Mất mát hi sinh → Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội, họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
*Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo “Đầu súng trăng treo”:
– Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu;
– Hình ảnh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng chiến tranh – hòa bình, hiện thực – ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ;
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh;
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây |súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
b) Nghệ thuật:
– Lối miêu tả chân thực, tự nhiên, từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
2. Đoạn trích Ánh trăng
a) Suy ngẫm về vầng trăng:
– Điệp từ “mặt”: lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng;
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
-“Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình để rồi thức tỉnh.
– “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ; + Kéo trăng và người xích lại gần nhau;
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ;
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
* Hình ảnh đối lập:
– Trăng:
+ “tròn vành vạnh”, ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
– Người:
+ “giật mình” → thức tỉnh;
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn;
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng;
+ Biết trở về nâng niu, trấn trọng quá khứ, biết sống ân nghĩa, thủy chung.
Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.
b) Nghệ thuật
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo;
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình;
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi;
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
3. Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng
– Giống nhau:
+ Vầng trăng là người bạn thủy chung, tình nghĩa.
+ Vầng trăng luôn bên cạnh con người, nâng đỡ con người trong những phút khó khăn, dưa đường dẫn lối con người trở về với những giá trị nhân văn tốt đẹp.
– Khác nhau:
+ Đồng chí: vầng trăng là người đồng chí, là người bạn, là biểu tượng của hòa bình, tự do.
+ Ánh trăng: vầng trăng mang ý nghĩa thức tỉnh, giúp con người sống với những giá trị đẹp đẽ của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vấn đề (sự sáng tạo) và nêu suy nghĩ của bản thân.
🔻 Xem thêm:
- Tổng hợp những nhận định hay về Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”
- Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính ở ba câu thơ cuối “Đồng chí”
- Bức tượng đài về người lính trong bài thơ “Đồng chí”
- Nghị luận xã hội “Đạo lý uống nước nhớ nguồn qua bài thơ Ánh trăng”
Discussion about this post