• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

[Tài liệu văn 12] Chi tiết tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ”

in Học Văn 12
0 0
0
[Tài liệu văn 12] Chi tiết tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ”

Nếu hình ảnh “căn buồng Mị nằm” là một trong những chi tiết có sức ám ảnh ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhất thì hình tượng “tiếng sáo đêm tình mùa xuân” lại có sức quyến rũ lòng người nhất. Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tác phẩm, ngòi bút Tô Hoài đã rất dụng công để miêu tả những thanh âm của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân. Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị. Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.

Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài. Nếu Tây Nguyên có tiếng cồng, tiếng chiêng âm vang khắp bản làng, rừng núi, nếu miền quê đồng bằng Bắc Bộ có tiếng trống chèo, tiếng hát giao duyên, tiếng đàn bầu thánh thót thì với những người dân Tây Bắc, họ vốn ít nói, kiệm lời, họ gửi lòng mình vào tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, thổi lá để trao gửi tâm tình, để mời gọi bạn yêu. Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló… Âm thanh tiếng sao vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng của những con người nơi đây:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.

Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hổi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống, Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh phúc “Mị muốn đi chơi”, Mị sửa soạn đi chơi… Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khát sống, khi bị trói đứng suốt đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. Nếu căn buồng Mị nằm biểu tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị, thì hình tượng “tiếng sáo” trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị.

Tóm lại, tiếng sáo trong khi Hồng Ngài chuẩn bị ăn Tết mà Mị nghe được giữa cuộc sống lầm than và tủi cực của hiện tại đã làm cho tâm hồn Mị bị xáo trộn. Mị lắng nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm theo bài hát. Còn tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cũng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng… Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị. Đến nỗi khi bị A Sử trói vào cột, nghe tiếng sáo một lần nữa Mị vẫn vùng chạy đi. Sức sống của tiếng sáo thật diệu kì. Một chi tiết nghệ thuật như thế nó dư sức làm rường cột cho cả một tác phẩm, đánh dấu sự trưởng thành của chặng đường sáng tác, làm nên tầm cao, đóng góp riêng của nhà văn Tô Hoài cho nên văn học, văn hóa nước nhà.

Chi tiết góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công của ngòi bút Tô Hoài. Đó là tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét đẹp văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc.

Chủ đề: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn tiếng sáo Vợ chồng A PhủDàn ý chi tiết tiếng sáo trong Vợ chồng A PhủDiễn biến tâm trạng của Mị trong mỗi lần tiếng sáo xuất hiệnHình ảnh nghệ thuật tiếng sáo trong Vợ chồng A PhủLiên hệ tiếng sáo trong Vợ chồng A PhủMiêu tả tiếng sáoTừ ngữ miêu tả tiếng sáoTừ tả âm thanh tiếng sáo

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận định về phong cách nhà văn
Học Văn 11

Nhận định về phong cách nhà văn

Phân tích hình tượng con Sông Đà
Học Văn 12

Phân tích hình tượng con Sông Đà

Hình tượng người lính trong văn học 1945 – 1975
Học Văn 12

Hình tượng người lính trong văn học 1945 – 1975

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng
Học Văn 12

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn
Học Văn 10

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà
Học Văn 12

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà

Bài viết mới
[Tài liệu ngữ văn 12] Chi tiết “nắm lá ngón” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

[Tài liệu ngữ văn 12] Chi tiết “nắm lá ngón” trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

[Tài liệu văn 9 ] Cảm nhận sáu câu thơ đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

[Tài liệu văn 9 ] Cảm nhận sáu câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà

Phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà

Bổ trợ và nâng cao văn bản: Bài toán dân số | Ngữ văn 8

Bổ trợ và nâng cao văn bản: Bài toán dân số | Ngữ văn 8

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Phân tích hai khổ đầu bài “Ánh trăng”

Phân tích hai khổ đầu bài “Ánh trăng”

Phân tích bài thơ “À ơi tay mẹ” – Ngữ văn 6 Cánh diều

Phân tích bài thơ “À ơi tay mẹ” – Ngữ văn 6 Cánh diều

Cảm nhận ông Hai trong đoạn trích trò chuyện với đứa con trai út

Cảm nhận ông Hai trong đoạn trích trò chuyện với đứa con trai út

Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Phân tích nhân vật thầy Đuy –  sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”

Phân tích nhân vật thầy Đuy – sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”

Kể về một lễ hội văn hóa dân gian

Kể về một lễ hội văn hóa dân gian

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In