Đề bài : Phân tích giá trị của chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
1/ Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm “ Người con gái Nam Xương” ( Giống đề 1)
– Đọc tác phẩm này người đọc không chỉ ấn tượng với Truyện ngắn của Nguyễn Dữ khi sử dụng các chi tiết hoang đường, kỳ ảo mà còn thực sự ấn tượng với chi tiết cái bóng, chi tiết này ẩn chứa những ý nghĩa văn chương sâu sắc.
2/ Thân bài
Trong tác phẩm tự sự chi tiết là một yếu tố vô cùng quan trọng, chi tiết chiếc bóng cùng với những chi tiết khác tạo nên sự hấp dẫn của “Chuyện Người con gái Nam Xương”
Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Chi tiết cái bóng xuất hiện 2 lần đó là chiếc bóng của Vũ Nương trên tường vào ban đêm do bé Đản nhớ lại kể chuyện với Trương Sinh, chiếc bóng đó xuất hiện thường xuyên vào ban đêm trong thời gian Trương Sinh đi lính, chiếc bóng xuất hiện lần thứ hai là chiếc bóng của Trương Sinh trên tường xuất hiện vào ban đêm sau khi Vũ Nương đã mất.
Trong suy nghĩ của bé Đản chiếc bóng trên tường ở cả hai hoàn cảnh trên đều là cha của nó.
+ Giá trị của chiếc bóng: Ở cả hai hoàn cảnh xuất hiện chi tiết cái bóng đều có ý nghĩa cả về nghệ thuật và nội dung. Ở lần xuất hiện thứ nhất cái bóng xuất hiện là cái bóng của Vũ Nương, chiếc bóng xuất hiện lần này qua lời kể ngày thơ của bé Đản là có giá trị đặc sắc về nghệ thuật gió thổi bùng lên cơn ghen trong lòng anh chàng Trương sinh khiến anh ta đã bao lần khiens Trương Sinh vốn đa nghi liền tin ngay Vũ Nương thất tiết, khiến Vũ Nương phải đối mặt với một nỗi oan tày trời, không thể thanh minh trước cơn ghen của Trương Sinh, cuối cùng trong nỗi đau tuyệt vọng nàng phải chọn cái chết để giải thoát. Nỗi đau về cả thể xác, lẫn tinh thần.
Bên cạnh giá trị về nghệ thuật chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất còn có những giá trị nội dung rất lớn việc Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường và nói với bé Đản đó là cha của nó. đã cho người đọc hiểu được tình yêu thương của nàng bằng hành động này nàng không muốn đứa con nhỏ của mình bị tổn thương về mặt tinh thần, muốn cho con hiểu rằng nó vẫn đang được lớn lên trong hoàn trong gia đình có cả cha lẫn mẹ.
Việc coi bóng mình trên tường là Trương Sinh, còn cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, chiến tranh chỉ có thể khiến nàng xa chồng về không gian, thời gian chứ không thể chia cắt về tình nghĩa vợ chồng vô tình mà bền chặt, nếu nàng là hình thì Trương Sinh là bóng, bóng và hình luôn quấn quýt bên nhau không thể tách.
Việc sử dụng chi tiết cái bóng xuất hiện trong lời kể của bé Đản còn nhằm tố cáo chiến tranh phi nghĩa, bất chính. Cuộc chiến tranh này đã khiến cho bao người phụ nữ phải chịu nỗi khổ của người chinh phu xa chồng, lo lắng cho sự nguy nan của chồng, một mình gánh vác mọi công việc trong gia đình và luôn phải sống trong trông chờ, khao khát.
-Việc Vũ Nương coi cái bóng mình trên tường là chồng còn phản ánh một niềm hi vọng, niềm khao khát chính đáng của người chinh phụ nữ đó là khát vọng đoàn tụ. Điều này giúp ta hiểu Nguyễn Dữ đã thấu hiểu thật sâu sắc nỗi lòng của người phụ nữ khi có chồng đi đánh trận. Mặt khác chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất còn nhằm gửi gắm tâm sự của Nguyễn Dữ trong xã hội phong kiến xưa ẩn khuất quanh người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ bình dân và có thể ập xuống cuộc đời họ bất cứ lúc nào mà họ không thể lường trước được. Ngoài những ý nghĩa nói trên chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất còn thể hiện tình cảm ngây thơ hồn nhiên của bé Đản một đứa trẻ luôn tin lời người mẹ của mình.
+ Nỗi oan của Vũ Nương xoay quanh chi tiết cái bóng lần thứ nhất (một tình huống vì chồng nghi oan là thất tiết) cho ta liên tưởng tới nỗi oan của nhân vật chị kính trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. Họ là những người phụ nữ thật đáng thương, không có cơ hội thanh minh mỗi khi đối mặt với nỗi oan,
Sau khi Vũ Nương tự vẫn Trương Sinh bé Đản sống lặng lẽ, vào một đêm khuya bên ngọn đèn dầu bé Đản trỏ bóng Trương Sinh trên tường và nói “cha Đản lại đến kia kìa” Trương Sinh nhìn theo hướng chỉ của bé Đản và lúc mấy giờ anh anh mới hiểu ra nỗi oan của vợ. Thì ra người cha trước kia thường đến vào ban đêm, luôn kè kè bên cạnh Vũ Nương chính là cái bóng của nàng trên tường cũng giống như người cha trong suy nghĩ của bé Đản bây giờ là cái bóng của Trương Sinh trên tường mà thôi,
+ Cũng giống như chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất chiếc bóng lần này có ý nghĩa sâu sắc về nội dung và nghệ thuật
+ Về nghệ thuật: Chiếc bóng lần này có ý nghĩa mở nút câu chuyện, nó giúp Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ giúp cho sự tức tối, hờn ghen vẫn luôn đọngj lại trong tâm trí, trái tim của anh ta bỗng tan biến. Lúc này anh ta hiểu rất rõ về người cha trước kia của bé Đản “Tại sao chỉ đến vào ban đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bé Đản cả” lúc này anh ta cũng hiểu người vợ xinh đẹp của mình lại hết lời thanh minh trong nước mắt như vậy. Chiếc bóng lần này thực sự đã giải oan cho Vũ Nương và chắc chắn khiến cho linh hồn của Vũ Nương được thanh thản.
+Về nội dung: Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ hai giúp người đọc hiểu được tình cảm ngây thơ hồn nhiên của bé Đản, mặt khác chiếc bóng lần này giúp Vũ Nương giải oan nhưng lại giúp người đọc nhận ra một thực tế phũ phàng rằng những người phụ nữ bình dân Việt Nam trong xã hội xưa ra khi mắc oan sẽ khó có cơ hội được giải oan cho mình vì thân phận và tiếng nói của họ đâu có được. Và nếu có cơ hội may mắn được giải oan thì chỉ rơi vào tình cảnh “Cởi được vạ thì má đã xưng”.
=>Đánh giá: Có thể khẳng định chi tiết chiếc bóng là một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. “Chuyện người con gái Nam Xương”. Việc sử dụng chi tiết chiếc bóng vừa thể hiện tài năng, nghệ thuật, vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn Nguyễn Dữ.
3/ Kết bài
– Khẳng định sự đóng góp của tác giả
– Khẳng định giá trị của tác phẩm
– Khẳng định lại chi tiết của chiếc bóng
Có thể thấy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm xuất sắc. Và chi tiết “cái bóng” là một trong những yếu tố góp phần làm nên điều ấy.Quả đúng là “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết cái bóng đã góp phần thể hiện được tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ . Một tư tưởng chưa đựng những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Thảo luận về bài viết này