KHUYNH HƯỚNG SỬ THI
1. Khái niệm
+ Khuynh hướng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
+ Tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm đề cập đến những đề tài có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc.
=> Đáp ứng nhu cầu của lịch sử và văn học – phản ánh hiện thực cuộc sống…
2. Đặc điểm:
– Đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước; những sự kiện có ý nghĩa lịch sử.
– Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu
tượng cao.
– Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân
tộc…
– Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
– Một số thủ pháp nghệ thuật khác: thủ pháp cường điệu, so sánh, lặp,.. nhằm khắc họa nổi bật đối tượng.
CẢM HỨNG LÃNG MẠN
*Trong văn học 1930 – 1945: Cảm hứng lãng mạn là vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái Tôi (thơ Mới), là niềm tin vào một xã hội lí tưởng (truyện lãng mạn) – có tính chất tiêu cực.
* Trong văn học 1945 – 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá – có tính chất tích cực. Cụ thể là:
+ Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học (thơ, truyện,…)
TÍNH DÂN TỘC
1.Khái niệm
– Là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành. Trong văn học, những yếu tố này được gọi là tính dân tộc.
2. Biểu hiện:
a) Trong nội dung:
– Thường ca ngợi truyền thống dân tộc, tính cách dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
– Bức tranh thiên nhiên các dân tộc, các địa danh.
– Đặc trưng trong đời sống dân tộc.
– Ca ngợi những con người ưu tú của dân tộc.
– Đề cập đến những vấn đề có liên quan tới vận mệnh dân tộc.
b) Trong nghệ thuật:
– Thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.
– Biện pháp tu từ quen thuộc.
– Cấu tứ quen thuộc.
-Giọng điệu quen thuộc.
TÌNH HUỐNG TRUYỆN
1. Khái niệm:
– Tình huống truyện là những lát cắt về thời gian, trong đó các nhân vật trong thế giới truyện bộc lộ những bản chất của mình, giúp cho tác giả mở nút câu chuyện và thắt nút câu chuyện.
2. Phân loại tình huống truyện:
– Tình huống tâm trạng
– Tình huống hành động
– Tình huống nhận thức
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
1. Khái niệm:
– Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
2. Đặc điểm:
– Làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác phẩm. Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào ? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì?
– Con người điển hình.
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
1. Khái niệm: – Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
2. Đặc điểm:
– Tố cáo xã hội
– Ca ngợi
– Thương cảm, bênh vực
– Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật
Thảo luận về bài viết này