VIỆT BẮC
“Núi xa khoác áo màu xanh nhất, Suối gần hát tiếng tuyệt vời trong…
Chim rừng ríu rít ca tha thiết,
Buổi tiễn đưa, Việt Bắc đẹp vô cùng”
Việt Bắc – cái nối của cách mạng, nơi đây đã gắn bó suốt những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ của bộ đội và nhân dân ta. Nơi đây đã đi vào những câu thơ Kháng chiến như một quê hương thứ hai của những cán bộ cách mạng, những người lính. Là lá cờ đầu trong phong trài thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu cũng đã bày tỏ nỗi niềm yếu thương sâu sắc, nỗi nhớ da diết đối với chiến khu Việt Bắc trong bài thơ cùng tên. Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ,… không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chỉ nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nền nhạc.
ĐẤT NƯỚC
Thơ ca khơi dậy trong lòng tay lớp lớp những đợt sóng cuốn trào của muốn vàn cung bậc tình cảm: Yếu đương, căm giận, xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bang khuâng. Không những thế, thơ ca còn khơi dậy trong ta những tư tưởng, suy nghĩ sâu sắc thúc đẩy tình cảm đối với quê hương, đất nước. Bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm như thế. Có thể nói Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng đất nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Chắc hẳn trong lòng mỗi người dân Việt Nam đều bồi hồi, xúc động khi những lời văn going dạc ấy vang lên. Vào ngày bầu trời nước Việt Nam ta trong xanh nhất, nắng vàng chiếu khắp nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Tuyên bố đầy hào hùng về quyền tự do, độc lập của dân tộc ta. Và Bản “Tuyên ngôn độc lập” chính là áng văn chính luận đầy khí thế ấy của Bác. Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm đỉnh cao, tiểu biểu, phản ánh đầy đủ nhất, sâu sắc nhất quan điểm triết học, quan điểm chính trị và cả quan điểm nhấn sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó chứa đựng cả những giá trị của văn minh nhân loại, những “lẽ phải không ai chối cãi được” về quyền con người, quyền dân tộc.
TÂY TIẾN
Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên mỗi trang văn, trang thơ. Từ văn học dân gian tới văn học viết, từ truyện ngắn tới thơ. “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Và “Tây Tiến” của Quang Dũng là một bài thơ như thế bởi sự bất tử của hình ảnh những người lính Tây Tiến bị tráng, hào hoa, khổng ngại gian khổ. Tây Tiến – Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt.
SÓNG
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu./Không nhớ, không thương một kẻ nào?” . Tình yêu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho nhiều thế hệ thi nhân. Nhắc đến thơ về tình yêu không thể không nhắc đến thơ của Xuân Quỳnh. Thơ tình của bà luôn nồng nàn và bùng cháy với những cung bậc cảm xúc cồn cào da diết đến tột độ. Qua bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh đã không giấu nỗi phấp phỏng, lo âu trong tình yếu, và luôn khát vọng một tình yêu đích thực, bền vững cho hạnh phúc cuộc đời. “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yếu muốn thuở.” (GS-TS Trần Đăng Suyền)
TIẾNG ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Trong văn học, tiếng đàn luôn là xuất hiện với những âm thanh, giai điệu và thậm chí trở thành hình ảnh tượng trưng cho toàn bộ cuộc đời, con người của người nghệ sĩ. Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả tiếng đàn “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” để dự báo về số phận, cuộc đời “đoạn trường” của Thúy Kiều. Còn Thanh Thảo trong “Tiếng đàn Ghi ta của Lorca” lại được miêu tả qua những hình ảnh giàu sức gợi về sự sống. Tiếng đàn ghi ta đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt và là tiếng nói nghệ thuật bất tử của người nghệ sĩ Lorca, thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo đối với Lorca, làm sống dậy trong lòng người đọc về hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa cũng như những giá trị nghệ thuật của ống.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
“Ta về thăm Huế mộng mơ
Câu thơ ai thả lững lờ trên sống
Nghe mênh mang, thổn thức lòng
Con thuyền buồng lái giữa dòng Hương Giang”
Đã từ lâu, Sống Hương và xứ Huế mộng mơ đã đi vào những tranh thơ đầy ngọt ngào, giàu hình ảnh bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát của nơi đây. Nhưng mỗi khi đọc Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sống”, ta không khỏi ấn tượng bởi hình ảnh sống Hương và Huế hiện lên thật mới mẻ, độc đáo. Quả thật không sai khi nói rằng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều ánh lửa bởi lẽ, đọc ký của ông độc giả bỗng cảm thấy ấm áp, thấy thật thêm yếu xứ Huế, thêm yếu dòng sống Hương, dường như tác phẩm đã thổi vào tâm hồn độc giả một hơi ấm lạ kỳ từ ngòi bút mê đắm và tài hoa ấy.
VỢ CHỒNG A PHỦ
Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. (Nhà thơ Hữu Thỉnh). Tổ Hoài được biết đến là người có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền bởi vậy khi đọc những tác phẩm của ông đều mang đậm màu sắc dân tộc. “Vợ chồng A Phủ” cũng không ngoại lệ, bởi Truyện ngắn là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây Bắc. Đồng thời Truyện ngắn giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nếu thơ ca giao tiếp với người đọc bằng nhạc điệu, hình ảnh, cảm hứng thì văn chương lại dẫn người đọc vào thế giới riêng của nó bằng hình tượng, chi tiết, nghệ thuật miêu tả độc đáo. Và “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trống nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam). Là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân cùng với Tùy bút “Người lái đò sống Đà” đã xây dựng vẻ đẹp con sống Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình, nổi bật lên đó là hình ảnh người lao động tài hoa, dũng cảm.
VỢ NHẶT
Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về
bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Thế nhưng khi đọc “Vợ nhặt” của Kim Lần ta lại thấy trong cái tối tăm, cơ cực của cuộc sống, con người lại hiện lên với vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, ở họ vẫn rồn tại sự lương thiện, nhân hậu, sẵn lòng che chở cho đồng loại. “Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẫy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. (Trần Đồng Minh)
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA “Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật
nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiếm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời”. (Lê Ngọc Chương). Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ta không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp thiên nhiên mơ màng, một sự hoàn mỹ của cảnh biển và làng chài mà còn đầy suy nghĩ trăn trở về cuộc đời, số phận con người nơi đây, cụ thể là người đàn bà hàng chài. Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Trong suốt hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh – Tổ quốc, nhân dân hiện lên kiêu hãnh trong thơ của nhiều thi sĩ. Thơ ca cách mạng đã miêu tả khá thành công hình ảnh “anh bộ đội Cụ Hồ” nhân vật trung tâm của hai cuộc kháng chiến người chiến sĩ Việt Nam- người chiến sĩ anh hùng. Sống vì lý tưởng cao đẹp: “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến
đấu và hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.” (Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Không chỉ có những con người quả cảm ấy đứng lên bảo vệ Tổ quốc mà toàn thể nhân dân ta đều đồng lòng chiến đấu. Và trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, ta đã thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi qua tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”.
RỪNG XÀ NU
“Gươm nào chia được dòng Bến Hải
Lửa nào thiếu được dãy Trường Sơn Căm hờn lại giục căm hờn Máu kêu trả máu đầu van trả đầu” Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam ta luôn kiên cường, bất khuất, dũng cảm đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Tinh thần chiến đấu ấy lan rộng trên khắp mọi miền Tổ quốc đi vào trong văn chương một cách đầy khí thế. Chúng ta không thể quên hình ảnh đổi bàn tay bị thiếu đốt của người anh hùng T nú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành bởi tinh thần chiến đấu, quyết không đầu hàng dưới tay kẻ thù của anh, cũng không thể quên cả đồng bào Tây Nguyên cùng nhau đoàn kết chiến đấu bảo vệ quê hương.
HỒN TRƯƠNG BA,DA HÀNG THỊT
“Hạt giống gieo vào mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có một nội lực khoẻ đã nhanh chóng phát triển. Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ trùm lên che mát cả một cùng sân khấu rộng lớn và trải dài đất nước trong một thập niên.”(Ngô Thảo). Lưu Quang Vũ được người đọc biết đến qua những vở kịch xuất sắc, được xây dựng kịch bản rất sâu sắc, độc đáo của ông. Bằng tài năng và sức lao động đến mức phi thường, Lưu Quang Vũ đã truyền năng lượng và khát vọng đổi mới của ông đến hàng triệu người, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật hết sức to lớn. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của ông được xem là một thành công lớn trong chặng đường hoạt động nghề thuật. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.
Thảo luận về bài viết này