• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Trình bày suy nghĩ của anh chị về căn bệnh vô cảm trong xã hội

in Học Văn 10
0 0
0
Trình bày suy nghĩ của anh chị về căn bệnh vô cảm trong xã hội

Tóm tắt nội dung

  • I/ Mở đoạn
  • II/ Thân đoạn
    • 1/ Giải thích
    • 2/ Biểu hiện của bệnh vô cảm
    • 3/ Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm
    • 4/ Tác hại của bệnh vô cảm
    • 4/ Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?
  • III/ Kết đoạn

I/ Mở đoạn

– Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng đế đã sinh ra vạn loài, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là tình cảm.

– Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

II/ Thân đoạn

1/ Giải thích

– Vô cảm là không có cảm xúc, xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động…

– Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.

– Người bị bệnh vô cảm càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.

2/ Biểu hiện của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Với những người thuộc vị trí khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau:

+ Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: Không quan tâm đến công việc của người dân; một số người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân dân…

+ Đối với mỗi cá nhân: Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong khi mình có đủ điều kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh…

3/ Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.

– Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

4/ Tác hại của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, người mắc “bệnh vô cảm” sẽ gây ra hậu quả khác nhau.

– Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình.

– Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

– Người mắc “bệnh vô cảm” không được mọi người tin yêu, kính trọng.

4/ Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?

– Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng.

– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…

– Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

III/ Kết đoạn

– Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc “đặc trị”. Cần phê phán những người mắc “bệnh vô cảm”.

– Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví dụ: ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già… không nơi nương tựa.

🔻 Xem thêm:

  • Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời
  • Nghị luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
  • Nghị luận về tình yêu lao động
  • Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu quê hương
  • Nghị luận về ý nghĩa của lòng biết ơn
Chủ đề: Bệnh vô cảm là gìDàn ý suy nghĩ của em về lối sống vô cảm trong giới trẻ hiện nayLối sống vô cảmNghị luận về bệnh vô cảmSuy nghĩ của em về bệnh vô cảmThông điệp ý nghĩa rút ra từ bệnh vô cảmViết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về bệnh vô cảmViết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lối sống vô cảm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đừng trách Trọng Thủy
Học Văn 10

Đừng trách Trọng Thủy

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Học Văn 10

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Học Văn 10

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”
Học Văn 10

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
Học Văn 10

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ của Chi-y-ô (Thơ Hai – cư)
Học Văn 10

Phân tích bài thơ của Chi-y-ô (Thơ Hai – cư)

Bài viết mới
Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ”Anh hạ giọng…mỗi người một vẻ”.

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ''Anh hạ giọng...mỗi người một vẻ".

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm - Ngữ văn 7 KNTT

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thuý Kiều

Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thuý Kiều

Viết một đoạn văn với chủ đề: “Tri thức là sức mạnh”

Hướng dẫn viết đoạn văn 200 chữ về chủ đề: “Tri thức là sức mạnh”.

Phân tích văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Phân tích văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Tổng hợp những nhận định hay về Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Tổng hợp những nhận định hay về Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK XX

KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK XX

cach hoc van 9 hieu qua

Cách học văn hiệu quả lớp 9 để đạt kết quả tốt khi thi vào lớp 10

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”

Nhà thơ Lưu Quang Vũ

Người thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ

phan-tich-truyen-gio-lanh-dau-mua

Phân tích truyện “Gió lạnh đầu mùa” – Ngữ văn 6 KNTT

Thuyết minh về chiếc đồng hồ

Thuyết minh về chiếc đồng hồ

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In