– Ta say đắm trước áng mây hồng của sớm mai bình minh hơn ráng mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hơn những cánh hồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời con người là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Văn chương cũng không ngoại lệ, nhà văn… quan niệm…
– “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí thiêng liêng. Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại (Phương Lựu). Có lẽ vì vậy, cuộc đời trở thành trường Đại học lớn của các nhà văn. Từ ngôi trường ấy, những nhà kiến trúc ngôn từ tri nhận về đời sống xã hội, thấu cảm, xung nhịp với mọi nỗi đau tận đáy tâm hồn con người những âu lo, bực bội, khổ sở, tủi hổ và những ước mong tha thiết, những nguyện cầu chính đáng… để phả vào trang văn hơi thở phập phồng của thời đại. Đọc … ta bắt gặp hơi thở ấy hòa lẫn vào tiếng… (nội dung tác phẩm cần phân tích)
– Con người không thể sống nếu như chỉ có thể xác mà không có linh hồn. Thơ ca cũng vậy. Từ thuở thơ ca xuất hiện đem đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta có thể nói, chưa bao giờ tổng kết được hết những định nghĩa về thơ. Song, chúng ta có thể biết chắc chắn một điều, thơ có linh hồn. Hơn thế, là một linh hồn sống động luôn cựa quậy, quẫy đạp trên trang giấy để cất lên tiếng nói của tư tưởng nghệ thuật. Đọc bài thơ… chúng ta càng thấu tỏ điều này. Cất lên từ những vần thơ ấy là nỗi niềm khát vọng… (nội dung tác phẩm cần phân tích)
– Thơ ca với con người, cũng giống như những bản nhạc tình nồng nàn say đắm mà Ludwig van Beethoven đã dành tặng cho nàng thơ Elise. Bản nhạc nổi tiếng ấy khiến chúng ta phải bật thốt lên lời trầm trồ trước một tình yêu rạo rực, cháy bỏng. Một tác phẩm nghệ thuật cũng vậy chăng? Nó tưới mát tâm hồn con người bằng ngọn gió trong lành của cuộc sống ta đang sống, như khi ta đọc một đoạn thơ hay ta cảm thấy cuộc sống tràn đầy trong trái tim mình. Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều sinh ra từ cái nôi hiện thực, phảng phất hơi thở của thời đại cùng sự rung động tinh tế của nhà văn, như khi … (tên tác phẩm) ra đời, trong nó đã chứa đựng… (nội dung) mà … (tác giả) muốn gửi nhắn.
– Văn chương muôn đời đều là cái đẹp, cái đẹp đọng ở ngòi bút của tác giả truyền dẫn đến cái đẹp trong chân trời tiếp nhận của người đọc. Cái đẹp không bốc lên ở bề mặt mà lắng đọng ở bề sâu, không ồn ào trực diện mà thấm sâu, hòa tan vào tầng địa chất. Đến với tác phẩm…
– Napoleon trong khi đi đầy biệt xứ, ông đã nói với một viên sĩ quan trên tàu: Hãy đọc sách và quan tâm đến thi ca. Các nhà thơ là những người có khả năng chắp cánh cho tâm hồn và mang đến cho ta cảm giác thần tiên. Thơ ca có một sức mạnh to lớn trong đời sống của con người. Thơ ca mọc lên từ miền hồn thăm thẳm của người nghệ sĩ, nơi đã đong đầy, cóp nhặt đủ muôn vàn trạng thái, xúc cảm hỉ nộ, ái, ố của cõi nhân sinh…. là một bài thơ như thế. Tác phẩm là nơi đựng chứa những… (nội dung)
– Có một nhà văn nổi danh trong nền văn học Việt Nam bởi những tác phẩm mang đậm tính …(Đặc điểm phong cách nhà văn). Cho đến nay, văn đàn Việt Nam vẫn chưa tìm được một… (tên nhà văn) thứ hai. Ông ra đi đã để lại cho nền văn học nước nhà một khoảng trống lớn, không thể đắp bù. May thay, những áng văn của ông vẫn còn sống giữa hồn người và hiện diện trên trang sách. Vâng, tôi đang muốn nói đến nhà văn… – một con người đầy tài hoa, bản lĩnh
– Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người (Nguyễn Minh Châu). Đó cũng là một định luật muôn đời của văn chương. Là nhà văn, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì văn của anh mới tươi màu, neo chặt trong bến hồn người thưởng thức. Văn học luôn gắn liền với cuộc sống như một lẽ tất yếu mà các nhà văn là người hiểu rõ điều này hơn ai hết. Đối với … (tên tác giả), văn chương của ông là nơi cất chứa những cảm nhận của ông về thời đại xã hội… (giai đoạn). Từ đó, tác phẩm… vút lên như những kết tinh của những điệu hồn mãnh liệt xúc cảm trong trái tim người nghệ sĩ… (thay thế tên tác giả).
– Có một người lãng khách phong tình sau bao tháng ngày phiêu bạc giữa miền gió bụi, chàng đã dừng chân lại quán trọ văn chương, nếm thử vị ngọt của từ ngữ, hương thơm của ngôn từ và đã đem lòng say mê. Bước chân vào thế giới văn chương của vị khách nạ cũng chính là lúc ta đặt chân vào thế giới của những kỳ quan đồ sộ ngôn từ. Và ta nhận ra, vị văn sĩ đã phải đổi bao công sức để thu lượm những hạt bụi vàng mà đời rơi vãi (Chế Lan Viên) để tạo nên những công trình nghệ thuật cho đời. Đúng như quan niệm:…
Thảo luận về bài viết này