Mẫu 1:
Như vậy, thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng.
Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.
Mẫu 2:
Bằng cảm hứng lãng mạn, bi hùng qua mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình đầy cảm xúc với nỗi nhớ khi đong đầy trong nỗi niềm da diết, khi luyến tiếc trong sự bâng khuâng. Đồng thời, thông qua dòng hồi tưởng đầy xúc động trong nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, bài thơ đã đã thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến cũng như mảnh đất, thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”
Mẫu 3:
Bài thơ “Tây Tiến” đã kết tinh những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của thơ Quang Dũng. Thông qua ngôn từ biểu cảm và gợi hình, vừa mang màu sắc cổ điển vừa thấm đẫm giá trị hiện thực cùng nghệ thuật phối thanh độc đáo kết hợp hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, bài thơ đã tái hiện thành công dòng suy tưởng và hồi ức ngập tràn nỗi nhớ, kỉ niệm của nhà thơ về hành trình chiến đấu gian khổ nhưng ngập tràn tinh thần lạc quan cách mạng của binh đoàn Tây Tiến giữa muôn vàn khó khăn của cuộc chiến.
Dưới ngòi bút tài hoa và giàu chất lãng mạn của Quang Dũng, chúng ta có thể thấy được niềm kiêu hãnh, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mẫu 4:
Bài thơ kết thúc đầy xúc cảm. Đường lên Tây Tiến, đường đến với chiến thắng quả thật rất gian nan, thăm thẳm, xa cách và chẳng có một lời hứa hẹn chắc chắn nào. Nhưng với tinh thần, ý chí chiến đấu của người lính chắc chắn sẽ đập tan quân thù.
Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và hiện thực khốc liệt nơi chiến trường qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, ý chí cao cả của người lính Tây Tiến. Tây Tiến sẽ mãi là bài thơ lưu trữ những ký ức đẹp đẽ của dân tộc, của một thời chiến đấu để đạt được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Mẫu 5:
Bài thơ là một dòng chảy dài da diết cháy bỏng của Quang Dũng nhớ về đồng đội thân yêu. Với âm hưởng thơ hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn với hình ảnh thơ phong phú sinh động, Quang Dũng đã không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang sơ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình mà ông còn chạm khắc vào lịch sử bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng. Chính vì vậy mà bài thơ mãi mãi là một hoài niệm không thể quên trong lòng người đọc bây giờ và mãi mãi về sau.
Mẫu 6:
“Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đó là câu hỏi day dứt bao người.
Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
Mẫu 7:
Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội.
Mẫu 8:
Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả trải qua,những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Thêm một lần nữa Quang Dũng đã đưa chúng ta về với tây Tiến với những kí ức vừa lãng mạn vừa bi tráng. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu,giản dị lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước.
Mẫu 9:
Trong quãng đời người lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy – những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất, in dấu sâu đậm hơn.
Và thật là may mắn cho Quang Dũng và cho chúng ta, bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng đời không thổ quên ở nơi miền Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến, mặc dù ông cũng còn có những thi phẩm đặc sắc khác.
Mẫu 10:
Lấy cảm hứng từ chính cuộc sống bản thân mình đã trải qua, Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những chàng trai, những học sinh, sinh viên Hà thành khi khoác lên mình chiếc áo lính. Dưới ngòi bút hào hoa của nhà thơ, hình ảnh về những người lính Tây Tiến được phác hoạ lên một cách chân thực, rõ nét nhất, nó vừa hồn hậu,giản dị nhưng lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được vẻ đẹp bi tráng cùng sự gian truân vất vả của những chiến binh tây tiến khi hành quân để từ đó chúng ta càng thêm yêu hơn những con người đã dám quên mình vì quê hương đất nước
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Nghệ thuật dùng từ trong bài thơ “Tây Tiến”
- Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Thảo luận về bài viết này