Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được coi là một khúc tráng ca làm nổi bật hình ảnh người lao động mới với niềm tin vào cuộc sống mới. Nhà thơ Huy Cận đã dùng hình ảnh “câu hát” lặp đi lặp lại nhiều lần theo hành trình chuyến ra khơi nhưng mỗi lần lại có nội dung tư tưởng và ý nghĩa khác. Khi đoàn thuyền ra khơi, “ câu hát” được cất lên, gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền rẽ sóng.Tiếng hát lúc này là niềm vui, niềm lạc quan là tâm trạng phán trấn, họ hát thực hiện những ước mơ hồn hậu, mộc mạc, biển lặng, sóng êm, đàn cá đan dệt vào lưới của họ để chuyến ra khơi thắng lợi. Khi đánh cá trên biển, trong đêm khuya, vũ trụ nghỉ ngơi, họ lại cất cao tiếng hát “ ta hát bài ca gọi cá vào”. Thể hiện khí thế lao động hào hứng, hăng say, là tình yêu lao động của những người dân chài. Với tiếng hát gọi cá vào lưới, hào cùng với nhịp trăng gõ vào mạn thuyền, thể hiện hài hòa, hoạt động nhịp nhàng của con người với thiên nhiên vũ trụ, công việc lao động vất vả trở thành công việc nhẹ nhàng, phơi phới giàu chất thơ. Khi lao động họ còn cất cao tiếng hát, tri ân biển: “ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Sau một đêm thức trắng, lao động mệt mỏi giữa biển khơi mênh mông, thuyền nào cũng đầy ắp cá, câu hát lại một lần nữa cất lên cùng gió khơi, đưa thuyền trở về bến, là khúc ca khải hoàn, là niềm vui chiến thắng, là sự thắng lợi mĩ mãn của chuyến ra khơi. Như thế tiếng hát của người lao động lặp đi lặp lại một lần nữa khẳng định bài thơ là khúc ca lao động, là tiếng hát trong hồn thơ Huy Cận khi – trời mỗi ngày lại sáng.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận hai khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận khổ 3,4,5,6 bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- Cảm nhận hai khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
- Cảm nhận khổ thơ 1,2 bài “Đoàn thuyền đánh cá”
Thảo luận về bài viết này