• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Nghị luận về vai trò của gia đình

in Học Văn 10, Học Văn 11, Học Văn 12, Học Văn 7, Học Văn 8, Học Văn 9
0 0
0
Nghị luận về vai trò của gia đình

Đề bài: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides)
Từ câu nói trên của Euripides, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình với cuộc đời mỗi con người

1/ Mở đoạn: Giới thiệu câu nói và vấn đề nghị luận (vai trò của gia đình)

2/ Thân đoạn : Bàn về vai trò của gia đình

– Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người

+  Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình.

+ Trong chiếc nôi gia đình, chúng ta được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt,  từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành ta lại nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. Và cũng từ đó, chúng ta được dạy dỗ, giáo dục nên người .

– Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ theo con người suốt hành trình dài và rộng để không sờn lòng, không vấp ngã.

+ Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân mỏi gối

+  Gia đình là tế bào của xã hôi, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp.

– Dẫn chứng: – Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời.

3/ Kết đoạn

– Khẳng định lại vai trò của gia đình

– Bài  học:  Ý thức rõ vai trò của gia đình, vì vậy phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, yêu gia đình là hoàn toàn đúng nhưng điều đó không có nghĩa là bao che cho những người thân làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật.

– Liên hệ: Là học sinh, là thành viên của gia đình ta phải giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.

Bài làm tham khảo

  Euripides – một nhà viết kịch của  Athena thời Hy Lạp cổ đại đã từng nói rằng: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ”. Câu nói của Euripides đã gợi lên trong ta không ít những suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người. Đúng như vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người. Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình. Trong chiếc nôi gia đình, chúng ta được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt,  từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành ta lại nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. Và cũng từ đó, chúng ta được dạy dỗ, giáo dục nên người .Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ theo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã. Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân, mỏi gối. Gia đình là tế bào của xã hôi, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp. Nói về vai trò của gia đình, ta lại nhớ đến nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhĩ quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. Hay một nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “Người phán xử” cũng đã từng nói “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những cái khác, có hay không có, không quan trọng”. Có thể nói rằng, gia đình là điều không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Ý thức được vai trò của gia đình, chúng ta phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, yêu gia đình là hoàn toàn đúng nhưng điều đó không có nghĩa là bao che cho những người thân làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật. Và khi còn là học sinh, với tư cách là một thành viên trong gia đình, chúng ta cần giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.

Chủ đề: Dẫn chứng về vai trò của gia đìnhDàn ý nghị luận về vai trò của gia đìnhSuy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi ngườiVai trò của gia đìnhViết đoạn văn ngắn về vai trò của gia đình lớp 7Viết đoạn văn về vai trò của gia đìnhViết đoạn văn về vai trò của gia đình Lớp 6Viết đoạn văn về vai trò của gia đình lớp 9

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Học Văn 9

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn
Học Văn 7

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn

Nhận định về phong cách nhà văn
Học Văn 11

Nhận định về phong cách nhà văn

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Học Văn 10

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Kể lại truyện “Cô bé bán diêm” bằng lời của những que diêm
Học Văn 8

Kể lại truyện “Cô bé bán diêm” bằng lời của những que diêm

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”
Học Văn 9

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”

Bài viết mới
Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương

Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Cảm nhận khổ đầu bài “Sang thu” và “Mùa xuân nho nhỏ”

Cảm nhận khổ đầu bài "Sang thu" và "Mùa xuân nho nhỏ"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”

[NGHỊ LUẬN XÃ HỘI]  Tầm nhìn riêng là vũ khí của thành công

[NGHỊ LUẬN XÃ HỘI] Tầm nhìn riêng là vũ khí của thành công

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

Kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” bằng lời văn của em

Kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” bằng lời văn của em

Cảm nhận 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc

Cảm nhận 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ”Anh hạ giọng…mỗi người một vẻ”.

Cảm nhận anh thanh niên trong đoạn trích: ”Anh hạ giọng…mỗi người một vẻ”.

Phân tích hình tượng con Sông Đà

Phân tích hình tượng con Sông Đà

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

[Tài liệu văn 11] Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In