• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

in Học Văn 10, Học Văn 11, Học Văn 12, Học Văn 9
0 0
0
Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Đề bài: Triết gia La Mã Cicero từng nói: “Tình bạn gần gũi hơn tình thân” và “Cuộc sống không có tình bạn cũng giống như thế giới không có ánh mặt trời” Từ câu nói của Cicero, em hãy viết một đoạn văn trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1/ Mở đoạn: Giới thiệu về chung về tình bạn và đặt câu hỏi : Làm thế nào để có tình bạn đẹp?

2/ Thân đoạn: Đưa ra các giải pháp để có một tình bạn đẹp

– Để có một tình bạn đẹp thì trước hết tình bạn ấy phải được xây dựng trên cơ sở của sự chân thành, không toan tính vụ lợi. Bất kì một sự toan tính nào trong tình bạn cũng sẽ khiến chúng ta mất đi người bạn thân của mình.

– Cần thấu hiểu nhau : Chúng ta hãy quan tâm đến cuộc sống của người bạn mình. Hãy tâm sự, chia sẻ với nhau; hãy xem bạn ấy thích màu sắc gì, thích nghe thể loại nhạc nào, món ăn yêu thích của bạn ấy là gì… Việc đó sẽ giúp những người bạn hiểu nhau hơn, tình bạn cũng vì thế mà trở nên khăng khít.

– Hãy quan tâm tới bạn từ những hành động nhỏ nhất hãy giúp bạn khi bạn gặp khó khăn: Bạn không cần thiết phải nói với người bạn của mình rằng họ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của bạn. Thay vào đó bạn hãy quan tâm đến họ từ những hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như tự tay làm một tấm thiệp gửi tặng bạn ấy vào một dịp đặc biệt, gửi tặng một lời khen, một nụ cười hay trao một cái ôm khi bạn có chuyện không vui. Những hành động nhỏ ấy đôi khi còn có giá trị nhiều hơn so với những giá trị vật chất khác.

– Muốn có tình bạn đẹp ta không thể thiếu sự tôn trọng. Mỗi người đều có những điểm khác nhau và có những giá trị khác nhau nên chúng ta phải tôn trọng họ, đừng vội đưa ra những phán xét về bạn khi chưa hiểu hết mọi chuyện, đừng cố gây áp lực hay sức ép, buộc bạn ấy làm điều mình không muốn.

– Trong tình bạn thì việc tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng. Nếu thiếu đi sự tin tưởng, bất cứ mối quan hệ nào cũng dễ bị đổ vỡ. Bạn tốt luôn là người đáng để chúng mình tin cậy phải không nào? Bên cạnh đó, thành thật cũng là một trong những yếu tố giúp tình bạn được bền lâu.

– Tuy nhiên khi bạn mắc sai lầm ta cần chỉ ra cho bạn hiểu, không bao che dung túng cho những sai lầm của bạn bởi như thế là ta đang đẩy bạn vào những sai lầm tiếp theo.

– Dẫn chứng: Từ xưa đến nay có biết bao tình bạn đẹp, tri âm tri kỉ, được đời đời ngợi ca. Đó là tiếng đàn của Bá Nha chỉ một mình Chung Tử Kì nghe và hiểu được. Đến khi Chung Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn và không đánh nữa. Đó là tình bạn cảm động giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Để Lưu Bình quyết tâm học hành, thi cử, Dương Lễ ngoài mặt đối xử lạnh nhạt nhưng sau lưng lại cử vợ thay mình nuôi bạn ăn học thành tài. Các Mác và Ăng-ghen là đôi bạn thân thiết. Cả hai đều là lãnh tụ của giai cấp vô sản, cùng chung mục đích giải phóng dân tộc khỏi áp, bóc lột.

3/ Kết đoạn: Liên hệ bản thân: Là học sinh cần chọn bạn mà chơi bởi “gần mực thì đen”. Tuy nhiên không vì thế mà tuyệt giao với bạn  xấu. Hãy giúp đỡ họ để cùng nhau tiến bộ biết đâu bạn lại tìm được một người bạn thân.

Đoạn văn tham khảo:

Cicero – một triết gia La Mã từng nói: “Tình bạn gần gũi hơn tình thân” và “Cuộc sống không có tình bạn cũng giống như thế giới không có ánh mặt trời”. Chỉ với những phép so sánh đơn giản, Ciceri đã cho ta hiểu ra rằng tình bạn có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời mỗi con người. Vậy làm thế nào để có một tình bạn đẹp?  Để có một tình bạn đẹp thì trước hết tình bạn ấy phải được xây dựng trên cơ sở của sự chân thành, không toan tính vụ lợi. Bất kì một sự toan tính nào trong tình bạn cũng sẽ khiến chúng ta mất đi người bạn thân của mình. Và là bạn thì cần phải thực sự thấu hiểu nhau. Chúng ta hãy quan tâm đến cuộc sống của người bạn mình. Hãy tâm sự, chia sẻ với nhau; hãy xem bạn ấy thích màu sắc gì, thích nghe thể loại nhạc nào, món ăn yêu thích của bạn ấy là gì… Việc đó sẽ giúp những người bạn hiểu nhau hơn, tình bạn cũng vì thế mà trở nên khăng khít. Cùng với sự thấu hiếu, ta hãy quan tâm tới bạn từ những hành động nhỏ nhất hãy giúp bạn khi bạn gặp khó khăn: Bạn không cần thiết phải nói với người bạn của mình rằng họ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của bạn. Thay vào đó bạn hãy quan tâm đến họ từ những hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như tự tay làm một tấm thiệp gửi tặng bạn ấy vào một dịp đặc biệt, gửi tặng một lời khen, một nụ cười hay trao một cái ôm khi bạn có chuyện không vui. Những hành động nhỏ ấy đôi khi còn có giá trị nhiều hơn so với những giá trị vật chất khác. Và muốn có tình bạn đẹp ta không thể thiếu sự tôn trọng. Mỗi người đều có những điểm khác nhau và có những giá trị khác nhau nên chúng ta phải tôn trọng họ, đừng vội đưa ra những phán xét về bạn khi chưa hiểu hết mọi chuyện, đừng cố gây áp lực hay sức ép, buộc bạn ấy làm điều mình không muốn. Hơn cả,trong tình bạn thì việc tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng. Nếu thiếu đi sự tin tưởng, bất cứ mối quan hệ nào cũng dễ bị đổ vỡ. Bạn tốt luôn là người đáng để chúng mình tin cậy phải không nào? Bên cạnh đó, thành thật cũng là một trong những yếu tố giúp tình bạn được bền lâu.  Tuy nhiên khi bạn mắc sai lầm ta cần chỉ ra cho bạn hiểu, không bao che dung túng cho những sai lầm của bạn bởi như thế là ta đang đẩy bạn vào những sai lầm tiếp theo. Từ xưa đến nay có biết bao tình bạn đẹp, tri âm tri kỉ, được đời đời ngợi ca. Đó là tiếng đàn của Bá Nha chỉ một mình Chung Tử Kì nghe và hiểu được. Đến khi Chung Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn và không đánh nữa. Đó là tình bạn cảm động giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Để Lưu Bình quyết tâm học hành, thi cử, Dương Lễ ngoài mặt đối xử lạnh nhạt nhưng sau lưng lại cử vợ thay mình nuôi bạn ăn học thành tài. Các Mác và Ăng-ghen là đôi bạn thân thiết. Cả hai đều là lãnh tụ của giai cấp vô sản, cùng chung mục đích giải phóng dân tộc khỏi áp, bóc lột. Tình bạn của họ thật đáng để ta trân trọng.  Vậy khi còn là học sinh, chúng ta cần làm gì? Chúng ta hãy chọn bạn mà chơi bởi “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên không vì thế mà tuyệt giao với bạn xấu. Hãy giúp đỡ họ để cùng nhau tiến bộ biết đâu bạn lại tìm được một người bạn thân.

 

 

Chủ đề: Dàn ý nghị luận về tình bạn đẹp lớp 9Nghị luận về tình bạn đẹpThế nào là tình bạn đẹpTình bạn la gìVăn nghị luận về tình bạn đẹp lớp 9Văn nghị luận về tình bạn lớp 7Ví dụ về tình bạn đẹp trong cuộc sốngViết đoạn văn nghị luận về tình bạn đẹp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghị luận về tình yêu tuổi học trò
Học Văn 9

Nghị luận về tình yêu tuổi học trò

Nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.
Học Văn 8

Nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Học Văn 9

Cảm nhận khổ 1, 4 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Nhận định về phong cách nhà văn
Học Văn 11

Nhận định về phong cách nhà văn

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Học Văn 10

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”
Học Văn 9

Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…”

Bài viết mới
Cảm nhận khổ đầu bài “Sang thu” và “Mùa xuân nho nhỏ”

Cảm nhận khổ đầu bài "Sang thu" và "Mùa xuân nho nhỏ"

Phân tích bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh

Phân tích bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh

Ôn tập cách viết đoạn văn

Ôn tập cách viết đoạn văn

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Nghị luận : Làm thế nào để có một tình bạn đẹp?

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn

Nhận định và quan niệm văn chương tuyển chọn

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

Nghị luận về vai trò của gia đình

Nghị luận về vai trò của gia đình

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

[Tài liệu văn 9] Cảm nhận 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Tình cảm của ông Sáu trong đoạn  “Từ con đường mòn…anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

Tình cảm của ông Sáu trong đoạn “Từ con đường mòn…anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn

Những câu nói dùng để vận dụng đoạn nghị luận xã hội

Những câu nói dùng để vận dụng đoạn nghị luận xã hội

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In