Văt học trung đại
MỞ BÀI
Và mỗi lần thế sự đổi thay, con người đổi khác, văn chương cũng mang một mặt mới, một bộ mặt in dấu ấn của thời đại, một bộ mặt in dấu ấn con người của thời đại. Bởi lẽ nếu như “văn học là tấm gương phản chiếu cuộc đời” (theo Stendhal) thì “nhà văn là thư kí trung thành của thời đại” (theo Balzac). Thời kì trung đại gò bó thì văn chương khi ấy cũng quy chuẩn tựa như đúc từ khuôn mà thành. Mỗi tác phẩm, mỗi ý thơ đều tuân thủ niêm luật chặt chẽ, đều có một hình mẫu vẻ đẹp tiêu chuẩn không gì thay thế; vậy mà đến nay, thơ ca trung đại vẫn có một chỗ đứng vững chãi, vẫn là những tượng đài văn chương mà bất cứ người nghiên cứu thi ca nghệ thuật nào cũng trân trọng. Phải chăng vì lẽ đó mà dù trải qua trăm năm lịch sử văn chương, [tác giả] với dấu ấn [tác phẩm] vẫn sống mãi với thời gian?
KẾT BÀI
Có lẽ đến đây, câu hỏi về sức sống mãnh liệt của những trang viết [tác phẩm] đã có lời hồi đáp. Trăm nay lịch sử văn chương trôi đi mà người ta vẫn cùng khóc một khúc đoạn trường, cùng vui nỗi vui thiên hạ, cùng khắc khoải thế sự nhân gian. [Tác giả] chỉ viết trong một thời mà để lại dấu ấn đến muôn đời là vậy.
Văn học hiện thực phê phán
MỞ BÀI
Trước sức áp bức bóc lột tứ bề, dường như văn học hiện thực Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã trở thành một lưỡi cày sâu của nhân dân, lật lên những mặt trái của xã hội đương thời. Đó là hủ tục nặng nề của nông thôn Việt Nam trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn; là cảnh những bần cố nông điêu đứng, quằn quại trong sự đè nén của sưu thuế dưới ngòi bút Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”; là sự châm biếm sâu cay về xã hội lố bịch đến nực cười của “Kỹ nghệ lấy Tây” mà Vũ Trọng Phụng đã ngậm ngùi. Nhắc về những tác phẩm ấy, làm sao ta có thể không nhắc về bức tranh hiện thực [tác phẩm] qua lăng kính [tác giả]?
KẾT BÀI
Khi những trang viết [tác phẩm] khép lại, cũng là lúc “lưỡi cày của nhân dân” ấy lật lên toàn bộ nỗi niềm đè nén của những nạn nhân trong xã hội đương thời. Tác phẩm xuất hiện trên văn đàn hiện thực phê phán vừa như một bản án đanh thép cho chế độ cũ, lại vừa là khúc ca bi ai cho những bần cố nông khốn khổ. Một lần nữa, với những nét vẽ vừa mềm mại nhân ái, lại vừa dứt khoát phê phán, [tác giả] thông qua lăng kính nhân đạo của mình, đã hoàn thiện một bức tranh bi kịch, cùng quẫn bế tắc của hiện thực đương thời.
Văn học cách mạng
MỞ BÀI
Những cuộc chiến qua đi, những chiến hào dựng lên rồi lại phá dỡ, những con người ngã xuống vì hai chữ Tổ quốc thiêng liêng,… liệu rằng họ có bị lãng quên trong bánh răng thời gian không bao giờ xoay ngược của thời đại? Không, họ được lưu trong những trang sử hào hùng, những trang hoa của văn chương lưu lại đến trăm năm. Trải qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc; văn chương Việt Nam vẫn luôn khắc ghi những hình ảnh về thời đất nước khói lửa hào hùng. Cách mạng đã đưa văn học đi từ những trang viết bế tắc, cùng quẫn của thời kì “một cổ hai tròng” đến những trang văn sử thi hào hùng, khí thế; mà tiêu biểu là [tác phẩm] qua ngòi bút [tác giả).
KẾT BÀI
Những cuộc chiến quả thực đã qua đi, nhưng chưa từng bị quên lãng, và sẽ không bao giờ chìm vào quên lãng. [Tác phẩm] đã tái hiện trọn vẹn hào khí mang âm hưởng sử thi trong không khí cách mạng của dân tộc. Nhưng cũng không vì vậy mà hiện thực chiến tranh trong những dòng viết ấy bớt đau thương, không vì vậy và hoà bình được đánh đổi dễ dàng. Khi [tác giả] viết dấu chấm câu cuối cùng cũng là lúc mà thế hệ bạn đọc mãi về sau lật lại những trang hoa, trang sử hào hùng của dân tộc mà đời đời khắc ghi hai chữ “hoà bình”.
Thảo luận về bài viết này