I. Cách viết mở bài
Yêu cầu: Tác giả + Tác phẩm+ Yêu cầu đề (PT nhân vật, tình huống…(Nếu có)
Các cách viết mở bài (Chỉ viết 1 câu văn ngắn)
Cách 1: Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại”, và trong tác phẩm… nhà văn/nhà thơ đã để cái nguyên tượng ấy sống dậy mạnh mẽ trong những trang văn của mình.
Cách 2: “Nhà văn/nhà thơ.. đã từng tâm sự: … Và đó là lí do để… ra đời với tất cả những thương quý của… và cả những ánh ngời trên trang sách.”
Cách 3: Văn học như một thiên thần, nó mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm ……, nhà văn… đã để ngòi bút tinh tế của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật… thật ấn tượng.
Ví dụ: Văn học như một thiên thần, nó mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm “Chở con đi học” nhà văn “Nguyễn Kim Châu” đã để ngòi bút tinh tế của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật người cha thật ấn tượng.
II. Cách viết thân bài
1. Yêu cầu: Thân bài phải có hệ thống luận điểm rõ ràng, đầy đủ 3 luận điểm chính:
+ LĐ 1: Phân tích nội dung (Bám sát vào bố cục, mỗi nội dung được chia trong bố cục ta căn cứ là một luận cứ để phân tích)
+ LĐ 2: Phân tích nghệ thuật (Bám sát đặc điểm thể loại)
+ LĐ 3: Đánh giá (1 đoạn văn)
⇒ Thân đoạn gồm nhiều câu văn, mỗi câu làm rõ một ý nhất định về nội dung hoặc nghệ thuật.
2. Cách viết:
Phương pháp viết LĐ 1: Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật (Nên phân tích theo diến biến truyện bám vào cốt truyện)
Nội dung: Phân tích nội dung chính, phân tích từng hình ảnh, chi tiết trong trong truyện ngắn từ (Nên phân tích từng câu, từng hình ảnh một theo thứ tự xuất hiện theo bố cục để không bị xót ý, bám sát chi tiết để diễn giải, đánh giá).
Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn “Chở con đi học” ta bám sát vào các từ ngữ, chi tiết để phân tích, làm nổi bật nội dung truyện
⇒ Nội dung: Đoạn văn nói về tình cảm và sự hi sinh của người cha dành cho con suốt cuộc đời.
⇒ Nghệ thuật: Tình huống truyện nhẹ nhàng, ngôn ngữ gần gũi, xây dựng hình ảnh người cha mang bóng dáng thân thuộc của người cha trong trái tim chúng ta.
Đoạn mẫu:
Có ai nói hết được nhớ thương, ghi lại trọn vẹn đủ đầy yêu mến, gom góp chặt chẽ công lao của đấng sinh thành đã dành cho mình trong suốt quãng đời khôn lớn bằng tình yêu thương. Ấy vậy mà, trong kỉ niệm của nhân vật tôi, anh nhớ hết tất cả từng kí ức nhỏ bé khi có cha bên mình, như muốn níu giữ thật lâu khoảnh khắc có cha trên hành trình đã đi. Chẳng vậy mà, ngòi bút tiếp tục đưa theo dòng chảy của bao nhung nhớ khi con vào cấp hai, xe Cub tồi tàn ngày xưa giờ đã tựa chú ngựa già mệt mỏi, yếu ớt “tuần nào cũng phải đem đến sửa hai, ba lần”. Con đường đi học giờ xa hơn nhưng cha vẫn thế, nhẹ nhàng, lặng lẽ song hành, tuy không còn “đón con sớm nhất mà có khi trễ, rất trẽ vì thỉnh thoảng xe xì vỏ, nghẹt xăng…” mà ba thì vẫn yêu thương con vẹn nguyên như ngày mới chào đời, sẵn sàng “lội bì bõm trong nước, đẩy xe len trong dòng người” để con được bình an ngồi trên xe trong ấm áp. Rồi những năm tháng gắn với chiếc xe máy cà tàng hôm nào cũng qua, con bước cấp ba, lên đại học cha vẫn vững vàng “Trong tiếng mưa, tiếng còi chói tai, tiếng máy xe gầm rú, tiếng cãi vã, hò hét xô bồ giữa đám khói bụi, giữa những ngã tư, ngã năm ùn ứ người và xe giờ cao điểm”, để giờ đây ba lắng nghe con “nói đủ chuyện trên đời: chuyện nhà, chuyện trường, chuyện thầy cô, bè bạn…” như một người tri kỉ lặng lẽ, chẳng cần hồi đáp. Nếu trên dòng đời vội vã, thăm thẳm thời gian trôi qua chẳng có điểm dừng bạn chưa từng một lần cảm ơn cha, thì hãy một lần lắng nghe câu chuyện mở ra từ “Ba chở con đi học” để thấy từng cử chỉ nhỏ bé mà người ba đã gieo vào trái tim con mỗi ngày, rồi khi đã đủ cất cánh bây trên bầu trời của riêng mình chàng trai ấy vẫn nhớ như in sự cẩn thânh, chu đáo nơi “cốc nước mía” ngọt ngào ngày thi trong dáng tất tả của người cha đầy âm yếm. Tình yêu thương ấy rộng lớn hơn biển sâu, cao vượt dãy núi dài nuôi dưỡng con trở thành một vì sao rực rỡ, sáng chói giữa đời, vậy mà ngay cả khi đã đủ rộng dài, khôn lớn rời xa vòng tay ấm, không còn là đứa trẻ của năm nào, cha vẫn đau đáu nhớ thương con trong giấc ngủ vẫn chợt giật mình “hoảng hốt vì hình như đã thức dậy trễ giờ đưa con đi học”, chẳng nói thành lời, người cha già ấy “bấm bụng đem chiếc Dream lên Sài Gòn cho con đỡ chân”. Chỉ bằng vài chi tiết, tình huống truyện nhẹ nhàng, ngôn ngữ gần gũi việc làm giản dị ấy thôi mà sao trang giấy tràn ngập điều kì diệu, thiêng liêng, cao cả đến thế khiến mỗi người như cúi đầu mà thầm cất lời cảm ơn cha, cảm ơn bao lo toan đấng sinh thành đã dành cả thanh xuân để đánh đổi một cuộc đời bình yên nơi này cho ta.
(Màu đỏ: từ trong truyện ngắn được tách ra phân tích, Màu xanh than: phân tích ý nghĩa nội dung của các hình ảnh trong truyện, màu xanh lá cây: Nghệ thuật).
Phương pháp viết LĐ 2: Viết luận điểm đánh giá
– Yêu cầu: Đánh giá tổng quan về vấn đề nghị luận, phạm vi phân tích và mở rộng nêu ra là những cảm nhận, đánh giá cá nhân về tác giả, tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.( Không gộp với kết bài)
– Trình từ viết:
– Nội dung: Khẳng định nội dung chính mà đề bài yêu cầu làm rõ (vấn đề nghị luận).
– Nghệ thuật: Khẳng định những đặc sắc nghệ thuật của dẫn chứng đã phân tích (nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho những đặc sắc nghệ thuật đó). Đánh giá về tình huống truyện, cách dẫn dắt, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…
– Nêu nhận định hoặc liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác cùng đề tài hoặc cùng giai đoạn sáng tác (nếu có)
Ví dụ: Phân tích tác phẩm “Chở con đi học”- Nguyễn Kim Châu ta liên hệ với hình ảnh nhân vật “Lão Hạc” của Nam Cao:
Nếu trên dòng đời vội vã, thăm thẳm thời gian trôi qua chẳng có điểm dừng bạn chưa từng một lần cảm ơn cha, thì hãy một lần lắng nghe câu chuyện mở ra từ “Ba chở con đi học” để thấy từng cử chỉ nhỏ bé mà người ba đã gieo vào trái tim con mỗi ngày, rồi khi đã đủ cất cánh bây trên bầu trời của riêng mình chàng trai ấy vẫn nhớ như in sự cẩn thânh, chu đáo nơi “cốc nước mía” ngọt ngào ngày thi trong dáng tất tả của người cha đầy âm yếm, hình ảnh dung dị ấy khiến ta nhớ tới nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm mà nhà văn Nam Cao đã khắc hoạ, khi cả một đời sẵn sàng hi sinh tất cả về con, dù phải đánh đổi bằng mạng sống của bản thân mình vì con.
III. Cách viết kết bài
Yêu cầu: Kết bài = Tổng kết lại vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích + Liên hệ, mở rộng.
Các đoạn mẫu:
Cách 1: Như vậy, tác phẩm B của nhà văn A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc, để rồi dù đã khép lại, nhưng giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
Cách 2: Khép lại những trang văn ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc bởi những cảm xúc được tác giả gieo vào lòng chúng ta không chỉ tồn tại cho hôm nay mà còn mãi mai sau về , đó chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm A, cho nhà văn A trong nền văn chương rộng lớn, vĩ đại này.
Ví dụ: Khép lại những trang văn ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc bởi những cảm xúc được tác giả gieo vào lòng chúng ta không chỉ tồn tại cho hôm nay mà còn mãi mai sau về , đó chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm “Chở con đi học”, cho nhà văn Nguyễn Kim Châu trong nền văn chương rộng lớn, vĩ đại này.
Discussion about this post