PHÒNG GD&ĐT UÔNG BÍ
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I- Đọc- hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[1] Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông trung niên sống với đứa con trai. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng đạo chơi. Cậu con trai vô cùng hào hứng đi củng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.
Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được tiếng gì khác không?”
Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha. “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”
Người cha nói tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả
Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?
Người cha đáp “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to,”
[2] Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, thô lỗ để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang vắng vàng bên tại mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, khiêm nhường để nói chuyện với người khác thì sẽ tránh được việc cãi vã, hiềm khích giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe, thấu cảm với người khác, mà lại không cường diệu, khoa trương chính mình
Cho nên, sông sâu tĩnh lặng, lúa chín củi đầu luôn là phương châm tu dưỡng đạo đức, quan hệ ứng xử cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
(Theo Báo Giáo dục và Thời đại Online, Người càng hiểu biết càng khiêm nhường, 03/8/2016)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần [1] văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, khiêm nhường để nói chuyện với người khác thì sẽ có lợi ích gì?
Câu 3. (1,5 điểm) Phân tích tác dụng của thành phần biệt lập trong câu văn: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa a!”
Câu 4. (0,5 điểm) Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn ( từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau:
…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật và từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cử đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng.
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người của vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tỉ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là
mặt trời nung nóng.
[…]
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phả bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính; liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để chăm mìn lần thứ hai?
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, tập hai, trang 117-118)
–Hết–
Thảo luận về bài viết này