Mùa xuân nho nhỏ
Mở bài
lắng tai nghe…
khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi
Dõi mắt nhìn…
Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.
Vâng, Xuân về đánh thức ngàn cây có nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn đánh thức nguồn cảm xúc vô tận của thi nhân. Lắng lòng lại, ta nghe đâu đây sắc xuân, tình xuân đang hòa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị, tứ thơ sâu lắng nhưng ôm trọn tâm hồn đôn hậu, bình dị, thiết tha yêu cuộc sống của nhà thơ.
khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi
Dõi mắt nhìn…
Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.
Vâng, Xuân về đánh thức ngàn cây có nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn đánh thức nguồn cảm xúc vô tận của thi nhân. Lắng lòng lại, ta nghe đâu đây sắc xuân, tình xuân đang hòa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị, tứ thơ sâu lắng nhưng ôm trọn tâm hồn đôn hậu, bình dị, thiết tha yêu cuộc sống của nhà thơ.
Kết bài
Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu thiên nhiên, khát vọng dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp, cách ứng xử đầy nhân văn, tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân trọng, khâm phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân.
Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu thiên nhiên, khát vọng dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp, cách ứng xử đầy nhân văn, tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân trọng, khâm phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Mở bài
Trong cuộc trường chinh chống Mĩ, để giải phóng quê hương, để giành lấy độc lập, để dành lại tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật tiêu biểu, hội tụ những gì cao đẹp nhất. Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đoàn lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, một bài thơ độc đáo. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích bài thơ, ta mới cảm nhận, hiểu biết đầy đủ hơn về người lính, đồng thời đó ta cũng sẽ thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
Trong cuộc trường chinh chống Mĩ, để giải phóng quê hương, để giành lấy độc lập, để dành lại tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật tiêu biểu, hội tụ những gì cao đẹp nhất. Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đoàn lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, một bài thơ độc đáo. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích bài thơ, ta mới cảm nhận, hiểu biết đầy đủ hơn về người lính, đồng thời đó ta cũng sẽ thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
Kết bài
Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối người chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp tất cả chúng ta cảm ta nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm này. Chung ta hy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn:
Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối người chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp tất cả chúng ta cảm ta nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm này. Chung ta hy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn:
“Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi
Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi
Mưa bom, bão đạn lòng thanh thản
Nhạt muối, vơi cơm miệng vẫn cười”
Làng
Mở bài
Sinh ra và lớn lên nơi làng quê Việt Nam, giữa những người nông dân chất phác, nhà văn Kim Lân đã sớm gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài này. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi người dân miền Bắc được lệnh tản cư, ông lại một lần nữa khắc họa hình ảnh người nông dân trong truyện ngắn “Làng”, không phải trong những vấn đề thường nhật, mà về tình yêu làng quê và đất nước của những con người chân lấm tay bùn ấy. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong hình tượng người nông dân và nhận thức của họ, đặc biệt qua nhân vật ông HaiKết bài
Nguyễn Đình Thi từng viết rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Truyện ngắn “Làng” đã được viết nên từ những điều nhà văn từng trải nghiệm, khắc họa một cách chân thực nhất những tháng ngày đi tản cư của nhân dân miền Bắc trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của họ. Thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, Kim Lân đã mang đến cho bạn đọc nhân vật ông Hai với tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha
Sinh ra và lớn lên nơi làng quê Việt Nam, giữa những người nông dân chất phác, nhà văn Kim Lân đã sớm gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài này. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi người dân miền Bắc được lệnh tản cư, ông lại một lần nữa khắc họa hình ảnh người nông dân trong truyện ngắn “Làng”, không phải trong những vấn đề thường nhật, mà về tình yêu làng quê và đất nước của những con người chân lấm tay bùn ấy. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong hình tượng người nông dân và nhận thức của họ, đặc biệt qua nhân vật ông HaiKết bài
Nguyễn Đình Thi từng viết rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Truyện ngắn “Làng” đã được viết nên từ những điều nhà văn từng trải nghiệm, khắc họa một cách chân thực nhất những tháng ngày đi tản cư của nhân dân miền Bắc trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của họ. Thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, Kim Lân đã mang đến cho bạn đọc nhân vật ông Hai với tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha
Đoàn thuyền đánh cá
Mở bài
Nhà văn Nam Cao đã từng viết: ” Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Những bối cảnh nghệ thuật khác nhau, sẽ đưa bạn đọc đến những thể nghiệm không giống nhau. Đó có thể là tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp trong ” Đồng chí” của Chính Hữu, hay tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Và ở đây, ta lại bắt gặp Huy Cận – một hồn thơ da diết, sâu lắng, nhưng mang nhiều ý nghĩa thú vị, sâu sắc. Đoàn thuyền đánh cá đã in đậm dấu ấn phong cách thơ ấy. Trong thơ, ông đã phác họa rõ nét sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động trong thời kì mới đến người đọc một cách chân thực nhất, đã trực tiếp bộc lộ biết bao niềm vui, niềm yêu thương, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Nhà văn Nam Cao đã từng viết: ” Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Những bối cảnh nghệ thuật khác nhau, sẽ đưa bạn đọc đến những thể nghiệm không giống nhau. Đó có thể là tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp trong ” Đồng chí” của Chính Hữu, hay tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Và ở đây, ta lại bắt gặp Huy Cận – một hồn thơ da diết, sâu lắng, nhưng mang nhiều ý nghĩa thú vị, sâu sắc. Đoàn thuyền đánh cá đã in đậm dấu ấn phong cách thơ ấy. Trong thơ, ông đã phác họa rõ nét sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động trong thời kì mới đến người đọc một cách chân thực nhất, đã trực tiếp bộc lộ biết bao niềm vui, niềm yêu thương, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Kết bài
Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông – nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc, ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc. Một Huy Cận trữ tinh cách mạng.
Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông – nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc, ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc. Một Huy Cận trữ tinh cách mạng.
Lặng lẽ Sa pa
Mở bài
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây xôn xao một thời rồi lại bị độc giả lãng quên với thời gian. Nhưng lại có những tác phẩm có một sức sống lâu bền trong lòng người đọc với một sức hút kì lạ. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong mỗi chúng ta những rung cảm đẹp. Tác phẩm là kết quả của chuyến về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù. Nhưng qua việc tìm hiểu về cuộc sống, công việc của những con người lao động ở nơi đây, ta có thể thấy “Sa Pa không hề lặng lẽ
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây xôn xao một thời rồi lại bị độc giả lãng quên với thời gian. Nhưng lại có những tác phẩm có một sức sống lâu bền trong lòng người đọc với một sức hút kì lạ. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong mỗi chúng ta những rung cảm đẹp. Tác phẩm là kết quả của chuyến về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù. Nhưng qua việc tìm hiểu về cuộc sống, công việc của những con người lao động ở nơi đây, ta có thể thấy “Sa Pa không hề lặng lẽ
Kết bài
Bác Hồ đã từng nói “Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Họ là những người có tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, biết sống đẹp, biết tìm cho mình một vẻ đẹp riêng góp phần tạo nên vườn hoa đẹp của dân tộc.
Bác Hồ đã từng nói “Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Họ là những người có tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, biết sống đẹp, biết tìm cho mình một vẻ đẹp riêng góp phần tạo nên vườn hoa đẹp của dân tộc.
Nói với con
Mở bài
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng có những dòng thơ vô cùng ấm áp về quê hương:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày ”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng có những dòng thơ vô cùng ấm áp về quê hương:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày ”
Quê hương trong tim mỗi người đều có một vị trí quan trọng như thế để rồi cho đến hôm nay, ta vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động trước tình yêu sâu đậm dành cho quê hương của nhà thơ Y Phương. Không ồn ào, không vồn và quê hương trong ông cũng giản dị và mộc mạc đến đẹp đẽ vô ngần. Nhà thơ đã gửi gắm tấm lòng son sắt của mình trong những dòng tâm sự với con. Bài thơ “Nói với con đã thay mặt cho trái tim đang thổn thức của
tác giả.
tác giả.
Kết bài
Có thể nói, tác phẩm đã đem đến một định nghĩa mới lạ cho tình phụ tử của dân tộc Tày. Với thể thơ tự do, câu dài câu ngắn rất phù hợp với cuộc sống gập ghềnh của người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi rừng, sông suối, kết hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, nhẹ nhàng, không chỉ đơn thuần là những lời khuyên chân tình với con mình, đó còn là lời nhắn nhủ với tất cả chúng ta về truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Bài thơ chính là một đóa hoa thơm góp vào mảng đề tài quê hương, đất nước. Cho ta thêm yêu thêm nhớ quê nhà thân thuộc của mình:
Có thể nói, tác phẩm đã đem đến một định nghĩa mới lạ cho tình phụ tử của dân tộc Tày. Với thể thơ tự do, câu dài câu ngắn rất phù hợp với cuộc sống gập ghềnh của người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi rừng, sông suối, kết hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, nhẹ nhàng, không chỉ đơn thuần là những lời khuyên chân tình với con mình, đó còn là lời nhắn nhủ với tất cả chúng ta về truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Bài thơ chính là một đóa hoa thơm góp vào mảng đề tài quê hương, đất nước. Cho ta thêm yêu thêm nhớ quê nhà thân thuộc của mình:
“Quê hương ơi! Xa rồi nhớ thành thơ
Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết
Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết
Ai cũng vậy xa lâu rồi mới biết
Những ngôn từ không đủ viết… quê hương”
Những ngôn từ không đủ viết… quê hương”
Viếng lăng Bác
Mở bài
Bác Hồ là tên gọi thân yêu vang âm trong trái tim bao người, là niềm tin, là sức mạnh, là phẩm giá của con người Việt Nam, một người bạn lớn đối với tâm hồn mỗi con người, đối với thiên nhiên tạo vật… Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác, lòng kính yêu với Bác đã trở thành cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến… nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình đẹp, bởi lời hay.
Kết bài
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay bởi nó được tạo ra từ những cảm xúc, xung động chân thành của trái tim nhà thơ, đồng thời cũng là tiếng của tất cả chúng ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ như một thiên thần thoại của thế kỉ hai mươi. Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất! Nhà thơ Pita Rodrighết của đất nước Cu-Ba anh em đã tự hào khẳng định: Hồ Chí Minh – tên Người là cả một niềm thơ.
Chiếc lược ngà
Mở bài
Viết về tình mẫu tử, đó là nguồn cảm hứng khai thác không hề vơi cạn của nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. Nói về tình phụ từ khách quan ai cũng công nhận đề tài ấy ít được đề cập đến. Nhưng không phải vì thế mà những tác phẩm viết về tình cha con lại phần nào tẻ nhạt, kém xúc động. Chúng ta đã từng xót trước đôi mắt “ầng ậng nước” và dạy dứt khi phải chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Để rồi đến với “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng người đọc khó có thể nào quên nỗi hối hận đến thắt lòng của ông sau khi đêm đêm nghĩ về con cũng như tình yêu cha sâu nặng của bé Thu. Chiếc lược ngà được viết năm 1966, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Truyện đã tập trung thể hiện tình cảm của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, đã để lại nhiều xúc động trong lòng người đọc.
Kết bài
Tóm lại, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng đã thể hiện một cách bình dị mà sâu sắc tình cảm sâu nặng giữa hai cho con ông Sáu. Một tình cha con thắm thiết đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện là thành công trong việc xây dựng cốt truyện. Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý. Việc lựa chọn người kể chuyện thật khéo léo, thích hợp tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện. Nguyễn Quang sáng đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong cảnh ngộ đau thương, mất mát.
Discussion about this post