Đề: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
(Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về một số tác phẩm/ Đoạn trích trong chương trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
*Giải thích nhận định
– Cái đẹp của một tác phẩm văn học: là những tư tưởng tốt đẹp, cao cả được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.
– Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống là điểm xuất phát (cảm hứng, đề tài…) và cũng là đích đến của tác phẩm văn học, bởi lẽ văn học được sáng tác để phục vụ cho cuộc sống con người.
– Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục được trái tim con người khi nó đụng chạm đến những vấn đề con người đang quan tâm, đang trăn trở.
– Tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật
=> Vẻ đẹp của một tác phẩm văn học phải có sự hài hoà cả về mặt nội dung lẫn hình thức và nó phải nảy nở, bắt rễ từ hiện thực đời sống.
*Chứng minh vấn đề
a. Ánh trăng – Nguyễn Duy
– Giới thiệu nội dung tác phẩm
– Giá trị nội dung:
+ Sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ
+ Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong hiện tại:
Cuộc sống hòa bình làm con người quên đi người bạn khi xưa, vầng trăng chỉ như “người dưng” qua đường.
Biến cố dẫn đến sức thức tỉnh của con người.
+ Sự thức tỉnh của con người.
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. Đây cũng là lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình. Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
b. Làng – Kim Lân
– Nội dung
+ Niềm tự hào, nỗi nhớ về làng cũng mang nét mới: Xa làng đi tản cư, ông Hai nhớ làng, vẫn giữ thói quen khoe làng, tự hào về làng .
+ Ông gắn danh dự của mình với danh dự của làng, cho thấy sự gắn bó sâu sắc với làng, với nước bằng tất cả niềm vui, nỗi buồn.
+ Thái độ thù làng Chợ Dầu theo Tây, làm Việt gian thể hiện tình cảm với làng, với nước rất rạch ròi, quyết liệt: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Đó là một nhận thức mới mẻ, sáng suốt, cho thấy người nông dân đã biết đặt danh dự, lợi ích của dân tộc lên trên hết.
+ Người nông dân còn biết hi sinh đến tận cùng cho cuộc kháng chiến, dù tài sản bị đốt nhưng ông vẫn vô cùng hạnh phúc bởi danh dự của làng của bản thân đã được khôi phục.
– Nghệ thuật
+ Xây dựng tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, cảm động, tạo ra bước ngoặt về tâm lí, làm nổi bật nhân vật…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, phong phú, sống động, điển hình.
+ Lựa chọn chi tiết tự nhiên, chân thực nhưng rất tinh tường khiến cho nhân vật hiện lên có những nét ấn tượng riêng (kể cả ngoại hình và nội tâm).
+ Ngôn ngữ dân dã, bình dị, tự nhiên rất phù hợp với nhân vật: có sự hài hòa giữa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng nhân vật.
=> Truyện ngắn Làng đã phát hiện ra những nét mới mẻ trong lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Để có những phát hiện mới mẻ này tác giả đã phải tìm tòi, nghiên cứu một cách cẩn trọng. Đồng thời có sự gắn bó, am hiểu tâm lí người nông dân sâu sắc.
3. Kết bài
*Tổng kết
– Một tác phẩm văn học bao giờ cũng phải bắt nguồn và phục vụ cuộc sống, đem đến cho người đọc những bài học giá trị nhân văn tốt đẹp, hướng con người đến cái đích chân – thiện – mĩ.
– Đồng thời tác phẩm văn chương cũng phải có nội dung hay, hình thức nghệ thuật hấp dẫn.
– Đòi hỏi người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng sáng tạo.
Discussion about this post