• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

in Học Văn 12
0 0
0
Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Đề bài: Cho đoạn trích

“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, (….) chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”

Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tóm tắt nội dung

  • I. Mở bài
  • II. Thân bài
    • – Sông Hương khi gặp thành phố Huế:
    • – Sông Hương khi chảy qua thành phố
    • * Nét đặc sắc trong văn phong nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • III. Kết bài

I. Mở bài

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của VHVN hiện đại. Với thể loại kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trên từng trang văn vốn kiến thức uyên bác và cách viết tài hoa.

– “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn “vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú”. Điều này được thể hiện đậm nét nhất qua đoạn trích….

II. Thân bài

*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và đoạn trích.

* Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích

– Sông Hương khi gặp thành phố Huế:

+ Với hình ảnh nhân hóa “sông Hương vui tươi hẳn lên” vì “ tìm đúng đường về và “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhà văn vừa thể hiện được tâm trạng vui tươi của dòng sông khi nhận ra những tín hiệu của người tình mong đợi vừa vẽ nên bức tranh Huế với vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.
+ Nhân hóa “kéo một nét thẳng thực yên tâm” làm cho con sông trở nên có hồn, có tâm trạng, mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn bị gặp người mình yêu.
+ So sánh khúc quanh của dòng sông “như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu mới lạ, độc đáo; cái hữu hình so sánh với tâm trạng nên lột tả được cái e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của người con gái. Qua đó, sông Hương hiện lên như một thiếu nữ Huế trong niềm vui hân hoan của hội ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi nàng mới được gặp người mình yêu, nhưng nàng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ vốn có của mình.

– Sông Hương khi chảy qua thành phố

+ Dòng sông còn được liên tưởng để so sánh với các dòng sông đẹp nổi tiếng trên thế giới:

Sông Xen chảy vào thành phố Paris.
Sông Đa – nuýp chảy vào thành phố Budapet.
Giống với các dòng sông ấy, sông Hương nằm trong thành phố yêu quý của mình. Điều này thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp sông Hương cũng như thành phố Huế.
+ Cảm nhận và lí giải dòng chảy chậm thực chậm của sông Hương dưới góc nhìn địa lí: do những nhánh sông đào tỏa ra khắp phố thị. Với niềm hoài cổ của một nhà văn hoá, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng cái nhìn trầm tư và mơ mộng tới những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, tới ánh lửa thuyền chài lập loè trong đêm sương- những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ th
+ Cảm nhận về dòng sông qua lăng kính tình yêu và góc nhìn hội họa
• Trong sự liên tưởng tới dòng chảy hùng vĩ của sông Nê Va với hình ảnh giàu chất thơ: “sông Nê va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nhảy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân” hay sự liên tưởng tới nhà triết học Hệ –ra-clít đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi qua quá nhanh, tác giả đưa người đọc trở lại sông Hương trong nỗi nhớ da diết, chảy bỏng: “tôi lại nhớ con sông Hương của tôi.
“Sông Hương là bản slow tình cảm dành riêng cho Huể. Hình ảnh so sánh thú vị làm tấm tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế của sông Hương của tác giả cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng.
Điệu slow ấy gắn với văn hoá tâm linh của Huế: “ có thể cảm nhận bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng sự liên tưởng tới nhà triết học Hệ –ra-clít đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi qua quá nhanh, tác giả đưa người đọc trở lại sông Hương trong nỗi nhớ da diết, chảy bỏng: “tôi lại nhớ con sông Hương của tôi.
“Sông Hương là bản slow tình cảm dành riêng cho Huế. Hình ảnh so sánh thú vị làm tấm tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế của sông Hương của tác giả cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng.
Điệu slow ấy gắn với văn hoá tâm linh của Huế: “có thể cảm nhận bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Ngôn ngữ mượt mà, bóng bẩy, những tính từ, động từ mỹ miều kết hợp phép so sánh trong câu văn trên như tả hết được nét đẹp lãng mạn mà giàu chất thơ, chất hoạ của sông Hương làm cho điệu slow tình cảm ấy lại trở nên có hồn hơn.
=> Cách tiếp cận đối tượng bằng nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc; nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ, bất ngờ làm cho sông Hương trở nên có linh hồn. Sông Hương hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng cùng tấm tình son sắt dành cho xứ Huế qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở của nhà văn.

* Nét đặc sắc trong văn phong nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
– Sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
– Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
– Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú của tác giả về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.
=>Tất cả tạo nên lối viết văn hướng nội rất mê đắm, tài hoa.

III. Kết bài

Chất trí tuệ và chất thơ kết hợp hài hòa trong tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường tạo nên phong cách đặc sắc của nhà văn này.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” không chỉ là một trong những tác phẩm hay nhất viết về sông Hương mà còn là bút kí đặc sắc vào bậc nhất của VHVN hiện đại.

 

Chủ đề: Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông đoạn 1Ai đã đặt tên cho dòng sông ngoại vi thành phố HuếGiáo án Ai đã đặt tên cho dòng sôngKết bài Ai đã đặt tên cho dòng sôngMở bài Ai đã đặt tên cho dòng sôngPhân tích Ai đã đặt tên cho dòng sôngPhân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏiVẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn thi ca

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách ghi nhớ thông tin tác giả bằng từ khóa quan trọng
Học Văn 12

Cách ghi nhớ thông tin tác giả bằng từ khóa quan trọng

Phân tích đoạn mở đầu "Tuyên ngôn độc lập" của tác giả Hồ Chí Minh
Học Văn 12

Phân tích đoạn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người qua khổ thơ 5,6 bài Tây Tiến - Quang Dũng
Học Văn 12

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người qua khổ thơ 5,6 bài Tây Tiến – Quang Dũng

Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ"Nhớ gì như.... bẻ từng bắp ngô"
Học Văn 12

Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ”Nhớ gì như…. bẻ từng bắp ngô”

Cảm nhận về mối quan hệ của mỗi cá nhân với đất nước trong đoạn thơ: "Trong anh và em... đất nước muôn đời"
Học Văn 12

Cảm nhận về mối quan hệ của mỗi cá nhân với đất nước trong đoạn thơ: “Trong anh và em… đất nước muôn đời”

Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu qua khổ 5,6,7 bài Sóng - Xuân Quỳnh
Học Văn 12

Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu qua khổ 5,6,7 bài Sóng – Xuân Quỳnh

Bài viết mới
Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích "Chiếc thuyền ngoài xa"

Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Bí quyết viết mở bài, kết bài lấy được cảm tình người chấm

Bí quyết viết mở bài, kết bài lấy được cảm tình người chấm

Đề cương ôn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Đề cương ôn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Hướng dẫn viết bài Nghị luận xã hội về sách và việc đọc sách

Hướng dẫn viết bài Nghị luận xã hội về sách và việc đọc sách

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

NLXH 200 chữ "Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống"

NLXH 200 chữ “Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống”

Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu quê hương

Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu quê hương

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

Phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Ngữ văn 6 KNTT

Phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Ngữ văn 6 KNTT

Mẹo làm bài đọc hiểu văn 12

Bí kíp lấy trọn 3 điểm phần đọc hiểu đề thi tốt nghiệp THPT QG

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Thuyết minh về một món ăn – món phở Hà Nội

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.

Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
    • Học văn Nghị luận xã hội
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
    • Học văn Nghị luận xã hội

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version