A – Khái quát chung
I – Vị trí phần đọc hiểu
– Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
– Nghị luận xã hội (2điểm)
– Nghị luận văn học (5 điểm)
II – Đặc điểm phần đọc hiểu
Trong phần đọc hiểu thứ nhất là sẽ có sự xuất hiện của một ngữ liệu thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau có thể là văn học, nghệ thuật hoặc đời sống không có mặt trong chương trình Ngữ văn. Và sau đó là một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp từ 1 đến 4 theo thứ tự từ dễ đến khó theo các mức độ nhận biết thông hiểu vận dụng và vận dụng cao
III – Yêu cầu chung khi làm phần đọc hiểu
Về yêu cầu chung khi làm phần đọc hiểu thứ nhất đó là về mặt thời gian chúng ta sẽ dành khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút còn thời gian còn lại để làm phần làm văn ở phía sau. Về nội dung cần phải đảm bảo tính chính xác và đầy đủ ý về mặt kỹ thuật. Khi trình bày chúng ta chú ý ngắn gọn rõ ràng đảm bảo về mặt chính tả, văn phong lưu loát
B – Kỹ năng đọc – hiểu văn bản
Đọc hiểu bao gồm hai hoạt động thứ nhất là các em tiếp xúc với văn bản đó là hoạt động đọc để từ đó hiểu được giá trị nội dung nghệ thuật tư tưởng để có thể vận dụng theo những yêu cầu khác nhau. Chính vì vậy kỹ năng đầu tiên mà các em cần đến đó chính là kỹ năng đọc.
I – Kỹ năng đọc
Kỹ năng đọc hiệu quả sẽ giúp cho các em có thể tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được công sức tránh việc đọc đi đọc lại nhiều lần. Kỹ năng 1 đọc Nhan đề và phần Chú thích ở phía dưới trước sau đó chúng ta sẽ đọc thật nhanh các câu hỏi ở phía dưới rồi đọc gạch chân Ghi chú Phần nội dung của ngữ liệu. Bởi vì trong quá trình mà chúng ta đọc câu hỏi thật nhanh phía dưới thì khi đọc nội dung các em đã có thể tìm ra được đáp án chính xác rồi.
II – Kỹ năng trả lời
Kỹ năng thứ hai là kỹ năng trả lời.Lưu ý là chúng ta khi trả lời phải viết đáp án theo thứ tự câu hỏi 1 2 3 4, không nên tự ý thay đổi đảo trật tự các câu hoặc làm bài theo dạng là làm câu 1 câu 3 câu 4 Còn câu 2 thì chúng ta lại ghi chú ở cuối bài viết sau Phần nghị luận văn học. Như vậy là không nên bởi vì khi thầy cô chấm có thể sẽ bị nhầm lẫn hoặc thậm chí là thống kê sai sót. Những câu mà chưa biết làm thì các em bỏ cách dòng từ 3 đến 5 dòng tùy thuộc vào nội dung của câu hỏi và sau này quay trở lại thì các em hoàn toàn có thể hoàn thành sau và khuyến khích các em viết thành các câu các đoạn rõ ràng, tránh trường hợp chúng ta trả lời trống không. Ví dụ, để hỏi xác định phong cách ngôn ngữ thì nhiều bạn sẽ chỉ ghi là nghệ thuật báo chí v.v nếu trường hợp mà đáp án đúng thì về cơ bản là các em vẫn có điểm.
III – Dạng câu hỏi thường gặp
Sau khi đã có hai kỹ năng rất cần thiết rồi cô sẽ giúp cho các em các kỹ năng để chúng ta trả lời các dạng câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu
1. Xác định phương thức biểu đạt
6 phương thức biểu đạt chính:
– Tự sự là Kể lại các sự việc
– Miêu tả là Tả lại các đặc điểm tính chất đường nét hình dáng của sự vật
– Biểu cảm là bộc lộ tình cảm cảm xúc
– Thuyết minh là cung cấp giảng giải các tri thức khách quan về sự vật
– Nghị luận là bàn bạc bộc lộ các quan điểm
– Hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội
Cách làm
Để làm tốt dạng câu hỏi này các em lưu ý các bước sau đây:
– Thứ nhất là chúng ta phải căn cứ vào nội dung thể loại chú thích từ ngữ luận điểm và mục đích của văn bản
– Thứ 2 sẽ tiến hành đối chiếu với 6 phương thức biểu đạt để từ đó có được đáp án chính xác trong câu trả lời của mình. Lưu ý nếu như đề hỏi là xác định phương thức biểu đạt chính thì đáp án chỉ có một phương thức biểu đạt. Còn nếu hỏi rằng các phương thức biểu đạt thì đáp án sẽ là hơn 1 có thể là hai Và thậm chí là 3
2. Xác định câu chủ đề
Để xác định tốt được câu chủ đề các em lưu ý chúng ta cần phải xác định được hình thức của bản thân để xem xem đoạn văn đó được trình bày theo hình thức diễn dịch, quy nạp hay là tổng phân hợp sau đó chúng ta sẽ xác định được câu chủ đề. Nếu đoạn diễn dịch thì câu chủ đề sẽ nằm ở vị trí đầu đoạn còn đoạn văn quy nạp thì câu chủ đề sẽ ở cuối đoạn. Đoạn văn tổng phân hợp thì câu chủ đề sẽ ở cả đầu và cuối đoạn. Mách nhỏ, câu chủ đề Thường thường sẽ chỉ nằm ở hai vị trí đầu vào cuối mà thôi cho nên là các em phải cố gắng chúng ta thật tinh ý nhé.
Sau khi đã xác định được câu chủ đề khi viết vào trong bài thì các em phải chép đủ. Nhiều bạn hay chủ quan là thấy câu chủ đề dài là chúng ta viết tắt hoặc tự diễn đạt câu chủ đề đó theo cách hiểu của mình hoặc là biết được hai chữ đầu rồi ba chấm câu cuối, như vậy là cũng không nên các em nhé.
3. Xác định nội dung văn bản
Để xác định được nội dung của văn bản các em có thể chú ý vào các lời dẫn sau đây:
– Căn cứ vào:
+ Nhan đề các từ cụm từ khóa hình ảnh được lặp lại hoặc nằm trong một trường nghĩa nào đó hoặc các em cũng có thể Căn cứ vào câu chủ đề rồi các ý của các đoạn văn trong văn bản. Nếu trường hợp mà đoạn văn bản đó bao gồm nhiều đoạn khác nhau.
– Khi trả lời thì các em cũng lưu ý chúng ta diễn đạt chuẩn xác rõ ràng trong một vài câu, tránh việc chép lại toàn bộ nội dung văn bản hoặc là diễn đạt một cách dài dòng xa rời khỏi nội dung văn bản.
4. Đặt nhan đề
Để có thể đặt được nhan đề các em hãy chú ý vào những hướng dẫn sau: – Thứ nhất chúng ta phải xác định được nội dung của văn bản
– Nhan đề có dạng là các từ các cụm từ hoặc những loại câu thì phải thực sự ngắn gọn. Nhan đề cũng cần phải có tính khái quát thể hiện được cái hồn, cái thần của văn bản. Ngoài ra, nhan đề cũng phải có tính hấp dẫn kích thích sự tò mò của người đọc. Lưu ý,tránh việc đặt nhan đề quá dài. Và khi đặt nhan đề các em cần đặt chính xác chỉ cần một nhan đề mà em cảm thấy ổn nhất, không liệt kê tất cả những nhan đề mà em có thể nghĩ ra để ghi vào.
5. Xác định thể thơ
Để xác định thể thơ, chúng ta có thể đếm số câu trong đoạn, đếm số tiếng ở trong câu sau đó đối chiếu với bảng hệ thống thể thơ chúng ta từng biết
+ Thể thơ dân gian đặc biệt là ca dao phổ biến nhất đó là thể thơ lục bát trong đó có lục bát chính thề và lục bát biến thể
+ Thứ hai là thể thơ trung đại có thơ Đường luật, thơ ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú, song thất lục bát, hát nói
+ Các thể thơ hiện đại gồm: 4,5,6,7,8 chữ,thể thơ tự do, thơ văn xuôi.
Khi xác định thể thơ các em nhớ trả lời chính xác thể thơ đó vào đáp án của mình
6. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh chi tiết
Cách làm:
– Xác định rõ yêu cầu, nội dung câu hỏi: Bởi vì trong một đoạn văn bản sẽ có rất nhiều những hình ảnh chi tiết vậy nên các em phải xác định rõ xem bài hỏi chúng ta cái gì để chúng ta xác định cho thật đúng
– Tìm, gạch chân từ ngữ / hình ảnh / chi tiết ( đáp án nằm trong văn bản)
– Các từ ngữ / hình ảnh / chi tiết thể hiện… (Chỉ ra chính xác từ ngữ, hình ảnh, chi tiết)
Thảo luận về bài viết này