Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ước mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016)
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, trích thơ
Chính Hữu nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm của ông tập trung miêu tả về người lính và chiến tranh. Số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều, nhưng chỉ với bài thơ Đồng chí cũng đã đủ để khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc.. Đọc bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu,, có lẽ người đọc sẽ không thể nào quê được những câu thơ viết về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ước mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
II/ Thân bài
1.Khái quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của bài thơ
– Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu bị ốm nặng được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm long của người đồng đội đó, ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp- tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ.
Ở 7 câu thơ đầu, bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc,chân thực, tự nhiên mà hàm súc, cô đọng, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén, nhiều phép tu từ đặc sắc, đoạn thơ đã làm nổi bật những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp. Nó được hình thành từ long đồng cảm giai cấp, từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong những gian lao vất vả. Và đến khoor thơ thứ 2 chính Hữu tiếp tục viết về tình cảm ấy mà cụ thể là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
2/ Cảm nhận về đoạn thơ: Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
a/ Trước hết, tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
“Ruộngnương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lunglay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
Ra chiến trường vì lí tưởng bảo vệ tổ quốc, những người lính đã phải gửi lại quê hương tất cả, là mẹ già, vợ trẻ, con thơ, là luống mạ đang gieo, mảnh ruộng đang cày, là căn nhà tranh gió lùa tốc mái. Mặc dù vậy, họ vẫn ra đi với một sự quyết tâm cao độ. Hai tiếng “mặc kệ” đã minh chứng cho điều đó. Xưa nay, người ta thường dung “mặc kệ” để nói về sự thờ ở, vô cảm nhưng ở đây “mặc kệ” lại thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm của những người lính bộ đội cụ Hồ. Lời thơ của Chính Hữu có sự đồng điệu với một ý thơ của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước”:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Có thể nói rằng, thái độ dứt khoát, sự quyết tâm ấy chính là một nét chung đẹp đẽ của những người lính trong hai cuộc kháng chiến trường kì. Khi họ đã xác định được lí tưởng, mục tiêu rõ rang thì họ quyết không để tình riêng vướng bận.
Nhưng dù có dứt khoát đến đâu thì khi ra chiến trường họ cũng luôn nhớ vê quê hương với một tình yêu trọn vẹn:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đọc lời thơ ta không khó để nhận ra biện pháp nghệ thuật hoán dụ. ảnh “Giếng nước gốc đa” chính là biểu tượng của quê hương – nơi có gia đình, có người thân, nơi in dấu những kỉ niệm của tuổi thơ, tuổi trẻ. Với ý nghĩa như thế, câu thơ đã diễn tả nỗi nhớ hai chiều giữa hậu phương và tiên tuyến bởi nếu không hướng về quê hương với một tình yêu trọn vẹn thì người lính không thể cảm nhận được quê hương luôn dõi theo bước chân mình. Bao tình cảm sâu nặng như đều dồn tụ trong tiếng “nhớ” giản dị ấy! Song, góc nhớ thương đó không làm cho các anh mềm lòng, mất đi ý chí cứu nước mà nó thôi thúc, động viên người lính nông dân bền gan vững chí, cầm chắc tay súng lập công. Bởi lẽ nước nhà sớm độc lập thì các anh mới sớm được trở về với quê hương, xóm làng… Quả thật, giữa người chiến sĩ và quê hương có mỗi giao cảm vô cùng sâu sắc,đậm đà. Người đọc cảm nhận từ hình ảnh thơ một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom.
b/ Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến. Đó trước hết là căn bệnh sốt rét rừng đã trở thành nỗi ám ảnh. Hai câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vần trán ướt mồ hôi” đã tái hiện một cách chân thực và đầy đủ những biểu hiện của bệnh sốt rét rừng. Khi ấy , người bệnh rét run lên, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ nhưng mồ hôi lại vã ra như tắm. Câu thơ chỉ như một lời kể nhưng lại gieo vào lòng người đọc biết bao nhiêu thương cảm. ta thương các anh vì trong suốt chặng đường bảo vệ tổ quốc thân yêu các anh không chỉ bị bệnh tật dày vò mà còn thiếu thốn tất cả: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men…Song dù thiếu thốn, dù khó khăn thì sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả. Nếu hình ảnh “Miệng cười buốt giá” đã làm ấm lên, sáng lên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong gian khổ thì cái nắm tay lại thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc! Cách biểu lộ chân thực, không ồn ào mà thấm thía. Tất cả những cảm xúc thiêng liêng được dồn nén trong hìn ảnh thơ rất thực, rất cảm động, chứa đựng biết bao ý nghĩa:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Những cái bắt tay chắt chứa bao yêu thương trìu mến. Rõ ràng, tác giả đã lấy sự thiếu thốn đến vô cùng về vật chất để tô đậm sự giàu sang vô cùng về tinh thần. Những cái bắt là lời động viên chân thành, để những người lính cùng nhau vượt qua những khó khăn, thiếu thốn. Đólà những cái bắt tay của sự cảm thông, mang hơi ấm để truyền cho nhau thêm sức mạnh. Đó còn là lời hứa lập công, của ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân thù Có lẽ không ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết tình đồng chí thiêng liêng ấy. Chính những tình cảm, tình đoàn kết gắn bó đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
3/ Đánh giá về nghệ thuật, nội dung…
Như vây, bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc,chân thực, tự nhiên mà hàm súc, cô đọng, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén; nhiều phép tu từ đặc sắc, đoạn thơ đã khắc họa chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Thông qua những lời thơ ấy, chúng ta nhận ra ở nhà thơ Chính Hữu là một sự trân trọng đặc biệt dành cho tình cảm cao đẹp ấy và cũng là dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ.
III/ Kết bài
Có thể nói rằng “Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ độc đáo. Bài thơ ấy và nhất là khổ thơ thứ 2 đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng của nhà thơ Chính Hữu, càng thêm trân trọng, yêu mến những người lính bộ đội cụ Hồ và hơn cả là càng thêm tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc. Đoạn thơ còn đem đến cho ta những bài học vô cùng sâu sắc. DDOsos là bài học về tinh thần vượt khó, bài học về lòng yêu nước, về tình yêu quê hương. Và có lẽ chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử, “ Đồng chí” của Chính Hữu vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.
Discussion about this post