• Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương
Không tìm thấy
View All Result
Tài liệu Văn chọn lọc
Không tìm thấy
View All Result

Lí luận văn học cho bài viết hay hơn

in Học Văn 11, Học Văn 12
0 0
0
Lí luận văn học cho bài viết hay hơn
  1. Sự mênh mông của vùng đất văn học cần tới nhiều người lao động, cần tới những cánh đồng phì nhiêu đủ màu hoa trái, cần tới những dòng sông, những cánh diều, tiếng gió, cần tới những con giun, con dế, cần tới cả những thửa ruộng đang nằm ải chờ được gieo trồng mà không cần một tượng đài lồng lộng đứng giữa cánh đồng bỏ hoang…
  2. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách thời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động, thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người. Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi chính sức sống lâu bền bởi ý nghĩa điển hình của nó.
  3. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn…
  4. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.
  5. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.
  6. Ánh sáng trong cảnh, nhãn tự trong thơ không có một cuộn phim, một bức hoạ hay một máy ảnh nào có thể lột tả hết được.
  7. M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Con người, hai tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng biết bao”. Vì thế sự uyên bác, tài hoa, đầy sáng tạo bất ngờ trong những trang văn của người nghệ sĩ nồng ấm một tình yêu và lòng tự hào về con người.
  8. Nói tới “đôi mắt”, ta không đơn thuần đề cập đến góc độ sinh học, là một bộ phận trên cơ thể con người. Trong văn học, “đôi mắt” là cách nhìn, cách đánh giá, cao hơn nữa là tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của người nghệ sĩ trước cuộc đời.
  9. Đi từ đặc trưng và nhiệm vụ của văn học, tác phẩm đã lấy chất liệu, lấy phông nền từ hiện thực cuộc đời. Có thể nói, cuộc sống có bao nhiêu loại hiện thực thì văn học có bấy nhiêu loại đề tài.
  10. Văn học – loại hình nghệ thuật ngôn từ ấy đã chuyển tải kì diệu một thế giới thứ hai lên trang văn, thế giới ấy như Mác-xen Prut nói, “đã đi qua sự tạo lập sáng tạo, độc đáo của người nghệ sĩ”.
  11. “Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.”
  12. “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí.” (M. Go-rơ-ki)
  13. “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.” (Sô-lô-khốp)
  14. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M. L. Kalinine)

15.“Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào.” (Claudio Magris – Nhà văn Ý)

  1. “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.” (Phạm Văn Đồng)
  2. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.” (Đặng Thai Mai)
  3. “Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.”
  4. Một tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại khi mà những nhân vật thôi câu chuyện của họ, ta gấp sách lại, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. “Tác phẩm” sẽ không chỉ là một “quyển sách” khi người ta ý thức được về nó. Người đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ của sách, giúp nó sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn người. Cảm kích trước tấm lòng của bạn đọc, tác phẩm tái sinh trong lòng họ, và ban cho họ những xúc cảm thẩm mĩ riêng biệt.
  5. Cuộc sống trôi đi, bốn mùa vẫn luân chuyển, sự vật cứ bị cuốn vào vòng xoay của thời gian. Sinh ra, tồn tại, rồi lại tan biến vào hư vô. Có chăng thứ còn lại mãi với đời chỉ là cái đẹp. Chính vì lẽ đó, vượt qua bao sự băng hoại của thời gian, những tác phẩm văn học vẫn cháy lên một sức sống mãnh liệt như thể để minh chứng một sự thiên vị rất có lí của tạo hoá.
  6. “Trước sự ra đi của một nhà văn ta nghĩ đến sự bất tử của một ngòi bút”. Như những ngôi sao băng đã kịp loé rạng một lần trước khi tắt, bằng tác phẩm văn học, người nghệ sĩ chân chính đã để lại trong lòng độc giả lẽ sống cao đẹp của tâm hồn.

 

Chủ đề: Cách đưa lý luận văn học vào bài vănLí luận văn học về cái đẹpLí luận văn học về Thiên chức của nhà vănLí luận văn học về tình cảm trong văn chươngMở bài bằng lí luận văn họcMở bài bằng lí luận văn học về thơMở bài bằng lí luận văn học về văn xuôiNhững bài văn lí luận văn học hay

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhận định về phong cách nhà văn
Học Văn 11

Nhận định về phong cách nhà văn

Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Học Văn 11

Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Phân tích hình tượng con Sông Đà
Học Văn 12

Phân tích hình tượng con Sông Đà

Hình tượng người lính trong văn học 1945 – 1975
Học Văn 12

Hình tượng người lính trong văn học 1945 – 1975

Phân tích bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương
Học Văn 11

Phân tích bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng
Học Văn 12

Cảm nhận về đoạn thơ thứ hai bài Tây Tiến của Quang Dũng

Bài viết mới
Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ

Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ

Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua khổ thơ 3,4,5,6 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua khổ thơ 3,4,5,6 "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Thảo luận về bài viết này

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân tích ý nghĩa chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Phân tích ý nghĩa chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

Nghị luận về tình yêu lao động

Nghị luận về tình yêu lao động

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Luyện nói và nghe: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em quan tâm – Ngữ văn 7 KNTT

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Đoàn thuyền đánh cá

Ý nghĩa của tiếng hát trong “Đoàn thuyền đánh cá”

Bàn luận về vai trò của việc học tập với trẻ em

Bàn luận về vai trò của việc học tập với trẻ em

Phân tích nhân vật thầy Đuy –  sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”

Phân tích nhân vật thầy Đuy – sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

HocVan.edu.vn

"Văn học giống như ánh sáng, chỉ cần bạn sử dụng một cách thích hợp, nó có thể xuyên thấu mọi thứ."

  • Học văn THCS
  • Học văn THPT
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Không tìm thấy
View All Result
  • Học văn THCS
    • Học Văn 6
    • Học Văn 7
    • Học Văn 8
    • Học Văn 9
  • Học văn THPT
    • Học Văn 10
    • Học Văn 11
    • Học Văn 12
  • Góc văn chương

© 2022 hocvan.edu.vn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In