“Viết văn là đem đến cho tâm hồn con người ta đồng thời sự yên ổn và không yên ổn, cùng một lúc vừa cởi giải, vừa gây băn khoăn, thắc mắc…. Chuỗi quá trình ấy diễn ra liên tục thông qua vẻ đẹp của ngôn ngữ” (Nguyễn Minh Châu – Trang giấy trước đèn – NXB Khoa học xã hội, H.1995). Hoạt động viết văn là biến cái bình thường trở nên hấp dẫn, nhà văn phát hiện ra cái đẹp trong cái rất đỗi bình thường, bình thường theo nghĩa của một người nghệ sĩ, biết làm sống dậy cả thế giới qua trang văn. Mỗi người nghệ sĩ khi cầm bút, vừa biết được sứ mệnh của chính mình, vừa thấu tỏ được sứ mệnh của tác phẩm nghệ thuật mình sẽ tạo sinh với cuộc đời. Nhưng mỗi một trang văn đều không tĩnh tại, người nghệ sĩ cũng đón nhận tất cả vang động của đời để phản chiếu chân dung thời đại. Và người nghệ sĩ ý thức sâu sắc điều đó. Bởi đúng như GS. Phương Lựu trong công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Chức năng của văn học thường vận động, biến đổi theo sự đổi thay của đời sống xã hội. Mỗi một thời đại, mỗi một dân tộc, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình mà có những yêu cầu khác nhau đối với hoạt động văn học”.
Henry Miller nói: “Đừng băn khoăn về văn chương . Nếu chúng ta có thể làm được việc gì khác thay vì văn chương thì hãy làm cái việc khác đấy”. nhà văn không làm việc gì khác hơn là vun đắp cho sự nghiệp văn chương của mình mỗi ngày một đồ sộ ý nghĩa tận hiến cho đời sống, bởi văn chương cao cả hơn nhiều việc hát ru những ngôn từ sáo rỗng. William Faulkner đã nói về sứ mệnh của văn chương như sau: “Nghệ thuật thông thường là kích thích mãnh liệt cuộc đời, một nỗi say sưa cuộc đời”. Maritain nhà triết học người Pháp đã viết: “Nếu nghệ thuật là một phương tiện để nhận thức, thì rõ ràng rằng nó thấp hơn nhiều so với hình học”. Kayser, nhà lí luận văn học theo chủ nghĩa cấu trúc viết: “Tác phẩm văn học sống và phát sinh không phải là hồi quang của một cái gì khác mà là một cấu trúc ngôn ngữ khép kín”. Hoặc quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của mĩ học duy tâm phương Ðông, Tây cũng là thứ không thừa nhận giá trị nhận thức của văn chương.
Ngược hẳn với những quan điểm duy tâm đó, mĩ học Marx – Lénine cho nghệ thuật là phương tiện Mácnh liệt mà con người dùng để nhận thức thế giới. Khái niệm chức năng của văn chương là khái niệm dùng để xác định ý nghĩa và giá trị của văn chương đối với đời sống xã hội. Muốn thấu hiểu chức năng của văn chương, hay nói cách khác là, muốn thấy rõ ý nghĩa, giá trị tác dụng của văn chương thì chỉ có đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tượng phản ánh, với đời sống tinh thần phong phú của con người. Có như thế mới tránh được thái độ hạ thấp văn chương, xem văn chương là trò chơi chữ, là công việc nhàn rỗi, là trò mua vui giải trí tầm thường. “Chức năng của vănhọc thường vận động, biến đổi theo sự đổi thay của đời sống xã hội” muốn nói đến tính chất của chức năng của văn học. Tác phẩm văn học không tính tại, mỗi một thời đại thì văn học có chức năng, nhiệm vụ riêng. “Mỗi một thời đại, mỗi một dân tộc, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình mà có những yêu cầu khác nhau đối với hoạt động văn học”, khẳng định chức năng của văn học.
Văn chương một nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù, nhưng tựu trung vẫn là một hình thái ý thức xã hội, nó nằm trong quy luật nhận thức chung trên của con người. Vì vậy, văn chương không chỉ có chức năng nhận thức thế giới mà còn có chức năng cải tạo thế giới. Tác dụng cải tạo của văn chương, vì vậy là một thuộc tính tất yếu, là một đặc điểm mang tính quy luật, tính bản chất. Văn chương có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng nghệ thuật mang lí tưởng thẩm mĩ, đó là cuộc sống đáng sống và con người đáng có. Hình tượng Từ Hải là một hình tượng mang lí tưởng thẩm mĩ của tác giả: Lí tưởng về con người anh hùng đầy lòng nhân đạo, bình đẳng, bác ái và ý chí quật cường không cam tâm làm nô lệ. Từ Hải còn là niềm vui mừng, nỗi ước muốn của quần chúng lao động. Nếu như Mác Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh … là những hình tượng làm cho người đọc căm ghét thì Từ Hải lại là nhân vật làm cho người ta thương yêu, trân trọng, đấy chính là mặt trái và mặt phải của tác dụng thẫm mĩ của hình tượng văn học.
Sứ mệnh nhập cuộc của nhà văn trong thời đại hôm nay. Công việc của người nghệ sĩ phải là người đi tìm kiếm “hạt thơ trên luống đất của những người dân cày” (Pautopsky), từ mảnh đất hiện thực và ấp ủ chúng trong trái tim mình. Rõ ràng nhập cuộc trở thành một tiêu chí muôn đời của nhà văn ở bất cứ thời đại nào. Trong thời kì trung đại, nhà văn viết những vần thơ tỏ chí tỏ lòng; văn chương tải đạo “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Trước kia Nguyễn Tuân quan niệm “Đi rồi viết” – quan niệm rất ngắn gọn nhưngnó là một hành trình nhập cuộc dấn thân của nhà văn đến với vùng đất mới. Và trong thực tế lịch sử văn học có nhiều người đi và viết, viết đau đáu, viết hết mình như con tằm oằn mình rút ruột nhả tơ. Và ngày nay, khi thời đại có những chuyển biến, thời đại công nghệ. Chính những người cầm bút cũng trăn trở với vấn đề: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người”? Đặc biệt trong đại dịch Covid 19, người nghệ sĩ đứng trước trách nhiệm xã hội lại càng cần nhập cuộc để viết sâu viết sát về đời sống và con người.Phùng Quán: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật/ chân thật trọn đời/ Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi/ Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã/ Bút giấy tôi ai cướp giật đi/Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá” (Lời mẹ dặn). Từ những điều đã nói đến trên đây, có thể thấy hành trình sáng tạo nghệ thuật không bao giờ là cuộc hành trình dễ dàng. Trái lại, đó là một con đường đầy chông gai, trắc trở đòi hỏi nhà văn muốn xác lập tư cách, tầm vóc của mình thì ngoài tư chất trời cho cần phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện, tự trang bị cho mình những phẩm chất cần thiết và cao quý. Mỗi một trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời, và xét đến cùng, tác phẩm nào cũng thuộc về một thời đại nhất định, nó không chỉ soi bóng, phản chiếu chân dung thời đại. Văn học có mối quan hệ chặt chẽ với hiện thực đời sống; bất kì một tác phẩm văn học nào cũng phải xuất phát từ hiện thực; vì vậy nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm phải trung thành với hiện thực, phản ánh hiện thực thời đại mà nhà văn sống và sáng tác. Văn học không chỉ phản ảnh thế giới khách quan mà còn thể hiện thế giới chủ quan của người viết. Vì vậy, công việc của nhà văn không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan của thời đại mà nhà văn còn phải phản ánh thế giới chủ quan, thế giới tình cảm bên trong của bản thân mình nói riêng và của con người nói chung.
Mỗi trang văn đều được phủ bóng bởi thời đại mà nó ra đời. Thật vậy, văn học và hiện thực cuộc sống luôn có mối quan hệ gắn bó bền chặt. Puskin đã viết: “Cuộc sống là cánh đồng mầu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”. Văn học bắt nguồn từ hiện thực và quay trở lại phục vụ cuộc sống của con người chứ không thể chỉ là những sản phẩm của óc tưởng tượng tuỳ tiện. Xa dời thực tế, nhà văn đang tự đánh lừa mình và đang đánh lừa độc giả. Và “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão tuy ngắn gọn nhỏ xinh nhưng lại chứa đựng chân dung của cả một thời đại. Bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão được phỏng đoán ra đời năm 1284- khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai sắp bắt đầu. Bởi vậy mà bất cứ ai khi đến với tác phẩm đều cảm nhận được âm vang hào khí Đông A toát ra từng câu chữ. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, xã hội phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển một cách tự chủ. Ở đó, quyền lợi của dân tộc, nhân dân, giai cấp thống trị về cơ bản là thống nhất, trên dưới một lòng để xây dựng và bảo về đất nước. Chính vì vậy khi đối mặt với các thế lực ngoại xâm dù mạnh đến đâu như giặc Nguyên Mông thì khối thống nhất ấy vẫn lập nên kì tích. Đó chính là hào khí Đông A của thời đại nhà Trần không chỉ ngấm trong huyết quản của mọi người mà còn phần nào tái hiện qua thơ văn, tiêu biểu là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Một thời đại hào hùng sẽ được làm nên bởi những con người hào hùng. Trong dòng cảm xúc của một vị tướng, ta thấy lắng lại bức chân dung kì vĩ của đấng nam nhi thời loạn.
Bức chân dung ấy được khắc họa qua vẻ đẹp tư thế giữa không gian rộng lớn: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”.Câu thơ hướng tới vẻ đẹp người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữa đất nước đã chẵn mấy thu. Trong bản dịch thơ, chữ “hoành sóc” được dịch là “múa giáo”- tư thế động, biểu diễn, phô trương có chút gì đó như ngang tàn. Dịch như thế phần nào mất đi sự chắc chắn trong khi phiên âm thì “hoành sóc” được dịch”cần ngang ngọn giáo”- tư thế tĩnh, dáng đứng hiên ngang, lẫm liệt, tâm thế sẵn sàng chiến đấu, chủ động nghênh đón mọi thử thách của cuộc chiến. Hai chữ “hoành sóc” làm hiện lên bức chân dung sừng sững của người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vẻ đẹp của tư thế ấy được đặt trong không gian rộng lớn “giang sơn”; thời gian dài, sâu, vô tận “kháp kỉ thu”. Hình ảnh thơ mang tính ước lệ, không gian đậm tô tầm vóc lớn lao, hùng vĩ của người tráng sĩ; thời gian nhấn mạnh sự dẻo da, kiên định, bền bỉ, tận trung báo quốc của người chiến binh nhà Trần. Như vậy bằng âm điệu chắc khỏe hào hùng, bút pháp đậm tính sử thi, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp của tráng sĩ nhà Trần.
“Chức năng của văn học thường vận động, biến đổi theo sự đổi thay của đời sống xã hội. Mỗi một thời đại, mỗi một dân tộc, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình mà có những yêu cầu khác nhau đối với hoạt động văn học”. Vẫn trong thời trung đại, nhưng đến thế kỉ XVIII, khi mà xã hội phong kiến khủng hoảng, có nhiều mảnh đời “trông thấy mà đau đướn lòng”, thì văn chương không chỉ có phản ánh hào khí của thời đại nữa, mà ngòi bút của các nhà văn., nhà thơ hướng vào chính số phận con người. Và vì thế chủ nghĩa nhân văn mới lên ngôi. Đại thi hào Nguyễn Du là nhà văn, nhà thơ nhân đạo và hiện thực lớn của văn học trung đại Việt Nam, thơ văn của ông tập trung thể hiện số phận bi đát của những con người sống trong xã hội phong kiến với những bất công, đau đớn. Có lẽ, đề tài về những con người tài hoa bạc mệnh được Nguyễn Du tập trung khai thác, bên cạnh truyện thơ Nôm Truyện Kiều, Nguyễn Du còn khắc họa hình ảnh của một số phận khác, con người khác, đó là nàng Tiểu Thanh trong “Độc Tiểu Thanh kí”. Nỗi đau của Tiểu Thanh khiến Nguyễn Du phải thổn thức khi đọc phần dư còn sót lại của tập thơ nàng đã sáng tác, phải xót thương thay cho số phận của nàng. Qua hai câu thơ, ta bắt gặp được sự đồng cảm của một linh hồn cô đơn với với một kiếp người đơnđộc giữa cuộc đời. Đó là sự giao cảm giữa con người và cảnh vật, giữa tâm và cảnh. Hai câu thực là sự tiếc thương vô hạn đến vẻ đẹp và tài năng của nàng:
Chi phấn hữu thần thiên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Ở hai câu thơ này, ta thấy Nguyễn Du nhắc đến sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh. Nàng là một con người tài sắc vẹn toàn nhưng yểu mệnh. Son phấn- chôn vẫn hận, văn chương- bị đốt dở, phải chăng, số phận của những người con gái có sắc, tài năng lại thường ngắn ngủi. Bị “chôn, đốt” đấy hả phải chăng chính là sự vùi dập, ghen ghét, đố kị của người vợ cả đối với những con người đẹp và tài. Nói rộng ra hơn, đó là sự ganh ghét của xã hội phong kiến đối với những con người như Tiểu Thanh. Từ đây, ta thấy được triết lý về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân,.. cái đẹp, cái tài thường sẽ bị vùi dập. Nhưng cho dù bị vùi dập như thế nào đi nữa thì nó vẫn trường tồn bền bỉ theo thời gian: vẻ đẹp chôn vẫn hận, văn chương dù có đốt vẫn cứ mãi vương vấn đến ba trăm năm sau. Sứ mệnh của văn chương là vì con người, “Đối với tôi, văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Mỗi tác phẩm văn chương đều như một sự khám phá mới mẻ về cuộc sống, mở ra một thế giới của những ước mơ, khát vọng tốt đẹp. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những tác phẩm đó chính là những “giọt mật” ngọt ngào, là kết tinh của tài năng tâm sức, quá trình lao động nghệ thuật hăng say của người nghệ sĩ, là kết quả đẹp đẽ của cuộc sống đã được lắng lọc, chăm chút. Nhà thơ cũng giống như “bầy ong giữ hộ cho người/ những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. Quá trình sáng tạo giờ đây không chỉ tuân thủ quy luật phản ánh hiện thực đơn thuần mà còn phù hợp với chức năng của văn chương chân chính: nhận thức, giáo dục để hướng con người đến với cái đẹp đích thực. Đến đầu thế kỉ XX, khi Pháp một mặt thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, nhưng đồng thời luồng văn hóa Phương Tây du nhập, luồng gió mới đòi hỏi giải phóng cái tôi cá nhân. Và đương nhiên, văn học không thể giữ nguyên chức năng như cũ là tỏ lòng, tỏ chí, “tải đạo” nữa, mà văn chương đã cất lên tiếng nói của các tôi cá nhân mạnh mẽ, tiếng nói đòi thể hiện khát vọng cá nhân, tự do cá nhân. Những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, của phong trào Thơ Mới đã đáp ứng đưuọc luồng gió mới đó. Thơ Mới là một trong những đỉnh cao của thơ ca thế kỉ XX. Nói đến thơ là nói đến ý thức trữ tình mà ý thức trữ tình hiện ra trong văn bản thơ là cái tôi trữ tình và hình thức trữ tình. Hình thức trữ tình là phương thức, phương tiện mà tác giả sáng tạo để chuyển tải thông điệp thơ. Cái tôi cá thể nghiêng về cảm xúc, lấy việc giải phóng cảm xúc tối đa như là quyền sống cá nhân nên gắn với ngôn ngữ của tình cảm, cảm xúc. Còn cái tôi bản thể bên cạnh giải phóng cảm xúc còn là những băn khoăn về lí tính, mang màu sắc triết học vì thế cái tôi bản thể gắn với ngôn ngữ của lí tính, triết luận. Cái tôi cá thể bị cô đơn, không được chia sẻ, bị buộc ràng với cộng đồng nên than thở nỗi cô đơn. Còn cái tôi bản thể tự cô đơn, mang trong mình nỗi cô đơn cố hữu của chính mình nên cô đơn tuyệt đối, quá tải.
Cái tôi cá thể biểu hiện rõ nét ở các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư và một phần thơ Xuân Diệu… Còn cái tôi bản thể biểu hiện ở một phần nhỏ thơ XuânDiệu, Huy Cận và đặc biệt là thơ Hàn Mặc Tử (Chính cái tôi bản thể trong thơ Hàn Mặc Tử đã đưa Thơ Mới phát triển đến một trình độ cao hơn). Tràng giang: Tư tưởng của Huy Cận xoay quanh chữ Hòa điệu (tên bài thơ mang tính chất tuyên ngôn của Huy Cận Họa điệu ) – từ ghép của hai nét nghĩa: được đồng điệu, được hòa nhập: Khi được hòa điệu cái tôi cảm thấy hân hoan, hạnh phúc đó là trạng thái đáng sống. Còn khi không được hòa điệu cái tôi cảm thấy cô đơn, bất hạnh – không đáng sống: củi-khô, gió-đìu hiu, làng xa, chợ chiều-vãn, không-cầu. Hòa điệu là trạng thái lí tưởng: Con người hòa nhập, đồng điệu với con người, con người hòa nhập, đồng điệu với thiên nhiên, tạo vật và tạo vật, thiên nhiên hòa nhập, đồng điệu với nhau. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám là tiếng nói sầu tủi của một cái tôi phi hòa điệu, tiêu biểu là tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca. Trong khi, sau Cách mạng tháng Tám lại là tiếng nói hân hoan, vui sướng khi được hòa điệu, tiêu biểu là Trời mỗi ngày lại sáng, Đoàn thuyền đánh cá. Tràng giang kết tinh cái tôi Huy Cận trước Cách mạng, thể hiện rõ nhất tiếng nói sầu tủi của cái tôi đang bơ vơ trong cõi đời, cõi người. Nó tiêu biểu cho mặt âm, mặt tối của thơ Huy Cận. Còn Đoàn thuyền đánh cá là bài ca ca ngợi sự hòa điệu, bởi có 3 sự hòa điệu viên mãn: Con người hòa điệu với con người (tiếng hát đồng sức đồng lòng trong lao động), con người hòa điệu với thiên nhiên (con người hòa nhập với thiên nhiên,vũ trụ. Hoạt động của con người nằm trong bản giao hưởng lớn của vũ trụ), thiên nhiên, tạo vật hát ca hòa điệu với nhau.Tràng giang là bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận và cũng là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi cô đơn trước vũ trụ: vô biên, vô tận, vô cùng. Nghệ thuật là sự đan kết giữa giọng thơ mới và chất thơ cổ điển. Tràng giang: Tiếng nói sầu tủi của một cái tôi bơ vơ giữa- trong cõi người, cõi đời. Mối quan hệ giữa con người với con người: Con người, cái tôi của tác giả: Cái tôi như một kẻ lữ thứ trên hành trình của một kẻ tha hương bơ vơ, lạc lõng giữa không gian, lạc vàomột thế giới hoang vắng. Cái tôi cố truy tìm những hình ảnh, những dấu hiệu dù nhỏ nhoi, mờ nhạt của đồng loại để bớt cô đơn, để được ấm lòng nhưng tất cả đều vô vọng: Ai người trước chưa qua, Ai người sau chưa tới? Nghĩ trời đất vô cùng, Một mình tuôn giọt lệ (Trần Tử Ngang). Như thế, bằng cách giữ lại những “mùa hoa” đẹp nhất, những hương vị đậm đà nhất của cuộc sống, con người có thể nhìn lại, thấy được một hiện thực đã qua một cách sống động, để rồi tự cảm, tự ngẫm ra bao thông điệp sâu sắc thú vị. Nhờ vậy mà hiện thực trở nên có giá trị lâu dài và bền vững khi được lưu giữ trên trang giấy- trang văn. Và thực chất, nhà văn đứng ở đầu ngọn gió của thời đại để thâu góp tất cả những tinh túy ngọt lành, hương đưa hay cả những bụi bặm lấm lem của thời đại để phản ánh trong tác phẩm của mình. Đúng là khi thời đại có sự chuyển mình thì văn chương cũng thay đổi.
Mỗi một thời đại, mỗi một dân tộc, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình mà có những yêu cầu khác nhau đối với hoạt động văn học”. Ta đặt ra câu hỏi: Nếu văn học vẫn giữ như cũ, không thay đổi chức năng thì sao? Văn học sau năm 1975, vì sao trong thời gian 10 năm đầu, các tác phẩm văn học không thu hút được độc giả? Người ta me mải theo văn học dịch. Giai đoạn 1975 – 1985. Đây là giai đoạn khởi động của văn học thời kỳ đổi mới. Gọi đó là giai đoạn “khởi động” bởi vì, nếu chỉ nhìn ở bề ngoài thì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất, lịch sử Việt Nam chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ thuật thì hình như vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến. Đề tài về chiến tranh và người lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng hình như những người cầm bút đã cảm thấy không thể tiếp tục viết văn như trước. Tôi nhớ, một lần trò chuyện thân tình, Nguyên Ngọc thừa nhận, rằng càng viết, tay nghề càng cao, nhưngnhững trang văn của ông thì hình như càng ngày càng mất dần độc giả. Và thế là sự đổi mới bắt đầu được khởi động. Nó được khởi động chủ yếu ở mảng văn học dịch. Suốt một thời gian rất dài, từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến 1975, người Việt Nam chỉ được tiếp xúc với nền văn học cổ điển châu Âu qua một số đỉnh cao từ thế kỉ XIX đổ về trước. Lí do quan trọng nhất là thười đại đã sang trang và chức annwg của văn học thì vẫn như cũ, chưa vận dộng theo. Và thật sự phải từ năm 1986 trở đi, văn học mới thực sự chuyển mình về chức năng, sự chuyển mình trên tất cả các phương diện. Trên tờ Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn Việt Nam, số ra ngày 05 tháng 12 năm 1987, Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Bài báo vừa là tuyên ngôn lý thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác.
“Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời ba năm trước thời điểm 1986 – mốc mà bất cứ một nhà văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa nào cũng phải nhớ, như là năm khai sinh và tái sinh con đường nghệ thuật của mình, ít nhất là về tư thế cầm bút, họ được tự do. Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu của văn học. Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sống dưới góc nhìn và phương tiện mới. Trong Bức tranh và Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, ít nhất, sự truy đuổi ấy đã đặt Nguyễn Minh Châu trước một thử thách triết học: sự tự nhận thức.
Nhận thức không chỉ diễn ra dưới công năng của tư duy lí trí, mà dường như còn phải diễn ra bằng nhưng luồng xung của tiềm thức, của vùng sâu vùng sáng và vùng tối trong tâm hồn. Cơ mà, cũng phải thấy, đôi khi ông bất lực để lí giải, lí giải cho nhân vật và lí giải cho hiện thực. “Chiếc thuyền ngoài xa” nằm trong mạch sáng tác đòi hỏi cả độc giả và nhà văn phải nhận thức lại hiện thực. Hiện thực bây giờ không đơn giản là một vết xước rớm máu trên cánh tay trắng đẹp của cô gái thanh niên xung phong kia mà có lẽ, phải là vết xước trongtâm hồn. Ở đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể, một sở hữu của vết xước, bảo toàn vàchưng cất nó khiến sự nhận thức mãi mãi không đưa ra một hệ số bằng lòng. Câu chuyện bắt đầu từ việc Phùng, phóng viên ảnh, đi “săn” một tấm hình chụp cảnh bình minh trên biển. Tấm hình kia phải là một tác phẩm nghệ thuật, dĩ nhiên, như anh nhận thức, cần tránh lặp lại, nhàm chán và quen thuộc. Phùng rời Hà Nội gần sáu trăm cây số, “phục” ở một bờ biển, nơi vẫn còn lưu dấu cuộc chiến tranh: đó là bãi chiến trường. Tâm thế Phùng là sẵn sàng chờ đợi, anh quen được Phác, một cậu bé thông minh ở vùng biển đó. Sau gần tuần lễ, anh chụp được khá nhiều tấm hình cảnh ngư dân đánh mẻ lưới cuối cùng lúc bình minh lên. Nhưng tấm hình để đời, kiệt tác mà anh hằng mong muốn thì chưa có. Nghệ thuật nhiếp ảnh, qua cách hành xử của Phùng, ít nhiều là thứ quà tặng của thiên nhiên. Trước cảnh tượng liền kề với khoảnh khắc nghệ thuật, Phùng kinh ngạc đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế
rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã v ứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Phùng lao tới nơi người đàn ông “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” đang dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà “cao lớn với những đường nét thô kệch”, “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”… Nhưng Phùng đã bị cản lại bởi “bóng một đứa con nít”, đó là Phác, con trai của cặp vợ chồng kia. Phác giật chiếc thắt lưng từ tay người đàn ông, lão “dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát”. Rồi lão lẳng bặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Kết thúc cái cảnh tượng ấy, “bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ”, chỉ còn Phùng, cậu bé Phác và tiếng sóng ngoài khơi, tất cả chìm vào cõi im lặng. Hóa ra, ở người đàn bà xấu xí và tội nghiệp này là cả một hiện thực “bất khả tri”. Bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng như chức phận mà mình có được, thỏa nguyện vì chức phận đó. Trong thâm tâm bà, những nỗi đau đớn mà mình gánh chịu xứng đáng như thế vì bởi bà… đẻ nhiều con quá. Điều đóđồng nghĩa với cái đói, cái nghèo khổ còn bám riết lấy gia đình này. Nhưng thựctế, cái đói, cái nghèo khổ đâu chỉ bởi bà đẻ nhiều, mà nó cũng là một thiên chức rất đàn bà thôi. Trong lời thú tội ngậm ngùi, chân thật và tê tái của bà, có những câu hỏi không dễ trả lời, những mâu thuẫn khó giải thích: để yêu thương và sống qua muôn nỗi khó khăn, cơ cực, đôi khi người ta phải chấp nhận sự tàn nhẫn, tha hóa, phi đạo đức. Năm 1983, khi Chiếc thuyền ngoài xa ra đời, đất nước vẫn chưa thoát khỏi dư chấn của chiến tranh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Số phận cá nhân nằm im dưới lớp băng hà của “giấc mơ đại tự sự”. Với những dự cảm thời cuộc sắc bén và tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu đã giúp lớp băng hà kia có những vết nứt cần thiết. Vết nứt để nhìn ra vùng tối, và có thể, đón nhận vùng sáng. Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người mở đường “tài hoa và tinh anh” như nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét.
Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Có thể không có những tác giả được vinh danh thế giới, nhưng thế hệ nhà văn sau 1975 là “khúc rẽ” của văn học Việt Nam. Họ đã làm nên giọng nói và ngôn ngữ của họ, tương ứng với ngôn ngữ, giọng nói của thời đại, ở đó hòa bình, kết thúc chiến tranh, con người bắt đầu ngồi xuống suy nghĩ về cá nhân mình và những người bé nhỏ ở bên cạnh mình. Văn học đã chuyển sang thế giới khác, sâu hơn, rộng hơn, đi sâu vào số phận con người nhưng cũng chạm đến đại lộ rộng lớn của nghệ thuật muôn thuở” – Tức là văn học đã có những “khúc rẽ” về cả chức năng của chính mình.
Văn học cũng vậy, những tác phẩm sẽ sống nếu được tắm mát và nuôi dưỡng trong mạch sữa tươi mát của cuộc đời. Chế Lan Viên -người đã từng trải nghiệm thấm thía điều này nên trong bài “Sổ tay thơ” thi sĩ đã viết: “Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi/ Còn một nửa, để mùa thu làm lấy/ Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá/ Nó không là anh, nhưng nó là mùa”.Khi hiện thực bước vào tác phẩm, hiện thực ấy không còn là “vị ngọt mùi hương” đơn thuần nữa. Qua bàn tay của nhà văn, nó trở thành “men say” – cái đẹp có khả năng làm nên sức mạnh nội tại, giúp văn chương trải qua bao mưa nắng với đầy mà làm say đất trời, lôi cuốn độc giả, hướng con người đến cái Chân – Thiện – Mĩ. Cho nên nhận định dẫn theo sách Lí luận văn học của GS. Phương Lựu chủ biên, thì văn học đúng là không chỉ cần chuyển mình chức năng một cách máy móc, đươn thuần mà sự chuyển mình ấy còn cần đi cũng, song hành với sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Đúng như Lưu Quang Vũ – người nghệ sĩ nổi tiếng thế kỉ XX từng tâm niệm: Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi/ Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu. (Cầu nguyện). Nhà văn là người luôn đặt ra cho mình những mục đích nghệ thuật lớn lao và không ngừng nỗ lực đạt đến mục tiêu ấy, nhưng dù mục tiêu nào cũng phải xuất phát từ một trái tim ấm nóng để yêu thương con người, vì con người; một cái dầu tỉnh táo sắc lạnh để phân tích, mổ xẻ hiện thực, quy luật cuộc sống; để nhìn con người một cách đa diện hơn. Người nghệ sĩ chân chính là người yêu say cuộc đời thiết tha, yêu thương con người hết mực, với trái tim không ngừng rung cảm trước mọi sự việc mà anh ta bắt gặp, cũng như không bao giờ cho phép bản thân thôi ngụp lặn giữa bể đời để tìm cho ra “chất vàng mười” đem gửi vào trang sách một cách lặng thầm. Quá trình sáng tạo là một hành trình song song – cuộc đời thẩm thấu qua lăng kính của người nghệ sĩ, và trở lại, chính người nghệ sĩ lại cất những khúc ca về cuộc đời. Thì người đọc, đồng thời cũng phải song hành như thế.
Discussion about this post